All Stories
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phim. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Làm phim thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng, gia đình tài tử mong được chiếu cố gia hạn thời gian tịch thu nhà để vợ chồng ông kịp xoay xở tìm nơi ở mới.


Chiều 15/3, trả lời phỏng vấn VnExpress, đạo diễn - diễn viên Nguyễn Chánh Tín cho biết, ông đang trong tình cảnh bi đát nhất từ trước đến nay. Vì nợ ngân hàng, ngôi nhà gia đình ông gắn bó hàng chục năm qua sắp bị tịch thu. Thời hạn thi hành án là vào ngày 20/3.

Tiếp phóng viên tại căn nhà có phần bề bộn khi gia chủ đang túng quẫn, ông không giấu được sự mệt mỏi.
Nguyễn Chánh Tín cho biết ông vốn đã bệnh lại càng bệnh nặng hơn vì bị xử thua trong vụ kiện đến phải mất căn nhà gắn bó bao năm.
Nguyễn Chánh Tín bế tắc trước số nợ lớn. Ảnh: Chi Mai.

Vài năm qua ông vẫn hoạt động nghệ thuật, làm phim đều đặn, vì cớ gì lại lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn như thế này?

- Từ việc bộ phim Dòng máu anh hùng phát hành khoảng 7 năm trước bị ăn cắp bản quyền ở nước ngoài, gia đình tôi dần đi vào cảnh mắc nợ vì đã dốc hết sức vào bộ phim. Tôi còn đầu tư kinh doanh bị thua lỗ. Mấy năm qua làm ăn khó khăn quá. Lại thêm mình tin người, thiếu hiểu biết nên đồng ý ký giấy bán căn nhà vốn đang là vật thế chấp vay ở ngân hàng. Về giấy trắng mực đen rõ ràng mình làm sai, bị thua trong vụ kiện căn nhà. Nhưng về cái tình, cái lý bên ngoài, tôi thấy mình đã bị người ta lừa mới đến nông nỗi này. 

- Tình trạng sức khỏe của ông hiện giờ ra sao?

- Tôi đau bệnh nhiều lắm, trầm uất không ngủ được. Đáng lẽ tôi phải nằm viện để bác sĩ theo dõi căn bệnh suy gan. Nhưng tôi không chịu nổi cảnh ở bệnh viện vì ngày nào cũng thấy người chết nên "trốn" về nhà. Các bác sĩ là chỗ bạn bè của tôi. Họ giận lắm vì khuyên tôi không được. 

- Là người nổi tiếng, từng thành công rực rỡ, giờ rơi vào cảnh này, cảm nhận của ông như thế nào?

Buồn và rối trí quá. Trước tình trạng phim bị ăn cắp bản quyền, rồi làm ăn lỗ lã, tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần đón nhận ngày này nhưng giờ buồn không kể nổi vì mọi thứ đến nhanh quá, "sụp" nhanh quá. Gần đây, tôi còn đi đóng phim, có khi, ngân hàng đến đòi nợ ngay trên phim trường. Sức khỏe tôi càng yếu, đầu óc lại không thoải mái, nhiều lần phải cấp cứu vì ngất. 

- Thời hạn bị ngân hàng tịch thu nhà đã gần kề, ông sẽ xoay xở như thế nào?

- Vợ chồng tôi cam kết thực hiện thi hành bản án giao nhà cho ngân hàng. Nhưng trước tình cảnh tôi bệnh tật, đau yếu thế này, thời gian và sức khỏe không có đủ để đi tìm chỗ mới ở, tôi đã làm đơn xin được tạm hoãn thi hành án có điều kiện, kéo dài đến hết tháng 9 để còn kịp trở tay. Tôi tha thiết mong được giúp đỡ. 

Trong trường hợp đến thời gian được gia hạn mà chưa có khả năng trả nợ và bị mất nhà, ông sẽ làm gì?

- Ngân hàng có bảo họ sẽ thuê lại cho gia đình một chỗ mới để chúng tôi ở, chắc là một căn chung cư. Giờ tôi không biết tính thế nào. Nghĩ đến cảnh phải đi ra khỏi căn nhà mà vợ chồng xây dựng, gắn bó hàng chục năm qua mà đau lòng quá. Nếu không có chỗ ở thì chắc đành phải chịu cảnh đi thuê hay ở nhờ nhà bạn bè chứ giờ biết làm sao. 

Nam diễn viên liên tục nhận được điện thoại hỏi thăm từ bạn bè, khán giả.
Tài tử một thời đang mắc nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, gan... Ông liên tục nhận được điện thoại hỏi thăm từ bạn bè, khán giả.

- Từ khi vụ việc vỡ lở đến giờ, ông đón nhận sự giúp đỡ từ bạn bè ra sao?

- Thời tôi còn nhiều tiền, ngồi trên bàn tiệc, thấy người sơ giao than thở đến thời gian nợ đáo hạn ngân hàng không trả nổi, tôi bảo vợ mở tủ lấy ngay 2 tỷ đồng ra cứu giúp. Giờ đến lúc mình cũng mắc nợ như thế. Thời gian qua, tôi sống nhờ vào bạn bè, anh em kết nghĩa không đấy chứ. Người giúp vài ba chục, trăm, vài chục triệu đồng, đỡ được đồng nào hay đồng đó. 

Sống trong căn nhà mà lúc nào cũng phập phồng đến ngày dọn ra đường, lòng tôi ngổn ngang quá. Nhiều đồ quý trong nhà cũng đành phải bán đi để trang trải cuộc sống. Từ mấy chậu kiểng rất đẹp, đến lồng chim, bức tranh chân dung mà tôi rất thích đến bức tranh của họa sĩ Lê Chánh tặng tôi trước khi mất... đều bị bán hết rồi. Bán lấy tiền mà mua thuốc uống. 

- Mong mỏi lớn nhất hiện tại của ông là gì?

- Tất nhiên là thoát nợ nần, giữ được căn nhà. Nhưng nếu không được thì cũng làm sao có chỗ ở để gia đình ổn định. Tôi cũng đã làm đơn gửi lên cơ quan chức năng xem xét lại hồ sơ vụ kiện xử tôi mất căn nhà, mà theo tôi là còn uẩn khúc. 

Nét hào hoa của Nguyễn Chánh Tín trong bức chân dung treo trên tường nhà ông.
Nét hào hoa của Nguyễn Chánh Tín trong bức chân dung treo trên tường nhà ông.

- Kế hoạch về lâu về dài cho cuộc sống của ông như thế nào?

- Đáng lẽ bạn bè tổ chức cho tôi đêm nhạc lớn, ghi dấu sự trở lại của Nguyễn Chánh Tín với nghề ca hát vì giọng tôi còn rất khỏe, hát tốt lắm. Nhưng chuyện nhà đang rối thế này nên chắc cũng phải chờ thêm thời gian. Sắp tới, ca sĩ Thanh Lan ở hải ngoại về, nếu hoàn tất được thủ tục xin phép biểu diễn trong nước, tôi và Thanh Lan cũng lên kế hoạch đi hát ở nhiều nơi. 

Còn về phim ảnh, tôi luôn luôn đam mê. Có khả năng đến đâu thì tôi vẫn làm phim chứ không sợ gì cả. 

Còn về lâu về dài, chắc tôi phải sang Canada định cư, sống nhờ vào con trai, chứ biết làm sao. 

Năm 2005, Chánh Tín thực hiện bộ phim Dòng máu anh hùng với kinh phí 1,5 triệu USD. Lúc đó, với cương vị Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, ông thế chấp nhà vay ngân hàng 8,3 tỷ đồng.

Bộ phim thu về được 7 tỷ đồng khi công chiếu trong nước, sau khi chia rạp còn 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, do bị ăn cắp bản quyền, phim thất bại về doanh thu khi chiếu tại nước ngoài khiến Chánh Tín lâm vào nợ nần. Đến 2009, số nợ ngân hàng lên đến 10,5 tỷ. Trước tình cảnh đó, Chánh Tín chấp nhận bán nhà cho ngân hàng, nhằm trả nợ và ngân hàng thu hồi vốn. Tuy nhiên, ngôi nhà này trước đó đã được ông làm tài sản bảo lãnh cho công ty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín, do ông Nguyễn Chánh Minh Thức làm Tổng Giám đốc, vay 8,3 tỷ đồng của Ngân hàng Phương Nam. Do không hiểu biết, Chánh Tín đồng ý đơn phương hủy hợp đồng vay vốn, khi không được sự bàn bạc đồng ý của ông Nguyễn Chánh Minh Thức, là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc giao dịch mua bán nhà là trái luật.

Ngân hàng Phương Nam đã kiện ra tòa. Ngày 18/7/2012, Toà tuyên Chánh Tín và gia đình phải bàn giao ngôi nhà cho ngân hàng. Chánh Tín sau đó kháng cáo nhưng không được Toà chấp nhận. Nếu không được hoãn thi hành án, gia đình ông sẽ phải ra khỏi nhà trong chưa đầy một tuần nữa.

Chi Mai thực hiện

Chánh Tín: 'Tôi trầm uất vì nợ nần'

Làm phim thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng, gia đình tài tử mong được chiếu cố gia hạn thời gian tịch thu nhà để vợ chồng ông kịp xoay xở tìm nơi ở mới.


Chiều 15/3, trả lời phỏng vấn VnExpress, đạo diễn - diễn viên Nguyễn Chánh Tín cho biết, ông đang trong tình cảnh bi đát nhất từ trước đến nay. Vì nợ ngân hàng, ngôi nhà gia đình ông gắn bó hàng chục năm qua sắp bị tịch thu. Thời hạn thi hành án là vào ngày 20/3.

Tiếp phóng viên tại căn nhà có phần bề bộn khi gia chủ đang túng quẫn, ông không giấu được sự mệt mỏi.
Nguyễn Chánh Tín cho biết ông vốn đã bệnh lại càng bệnh nặng hơn vì bị xử thua trong vụ kiện đến phải mất căn nhà gắn bó bao năm.
Nguyễn Chánh Tín bế tắc trước số nợ lớn. Ảnh: Chi Mai.

Vài năm qua ông vẫn hoạt động nghệ thuật, làm phim đều đặn, vì cớ gì lại lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn như thế này?

- Từ việc bộ phim Dòng máu anh hùng phát hành khoảng 7 năm trước bị ăn cắp bản quyền ở nước ngoài, gia đình tôi dần đi vào cảnh mắc nợ vì đã dốc hết sức vào bộ phim. Tôi còn đầu tư kinh doanh bị thua lỗ. Mấy năm qua làm ăn khó khăn quá. Lại thêm mình tin người, thiếu hiểu biết nên đồng ý ký giấy bán căn nhà vốn đang là vật thế chấp vay ở ngân hàng. Về giấy trắng mực đen rõ ràng mình làm sai, bị thua trong vụ kiện căn nhà. Nhưng về cái tình, cái lý bên ngoài, tôi thấy mình đã bị người ta lừa mới đến nông nỗi này. 

- Tình trạng sức khỏe của ông hiện giờ ra sao?

- Tôi đau bệnh nhiều lắm, trầm uất không ngủ được. Đáng lẽ tôi phải nằm viện để bác sĩ theo dõi căn bệnh suy gan. Nhưng tôi không chịu nổi cảnh ở bệnh viện vì ngày nào cũng thấy người chết nên "trốn" về nhà. Các bác sĩ là chỗ bạn bè của tôi. Họ giận lắm vì khuyên tôi không được. 

- Là người nổi tiếng, từng thành công rực rỡ, giờ rơi vào cảnh này, cảm nhận của ông như thế nào?

Buồn và rối trí quá. Trước tình trạng phim bị ăn cắp bản quyền, rồi làm ăn lỗ lã, tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần đón nhận ngày này nhưng giờ buồn không kể nổi vì mọi thứ đến nhanh quá, "sụp" nhanh quá. Gần đây, tôi còn đi đóng phim, có khi, ngân hàng đến đòi nợ ngay trên phim trường. Sức khỏe tôi càng yếu, đầu óc lại không thoải mái, nhiều lần phải cấp cứu vì ngất. 

- Thời hạn bị ngân hàng tịch thu nhà đã gần kề, ông sẽ xoay xở như thế nào?

- Vợ chồng tôi cam kết thực hiện thi hành bản án giao nhà cho ngân hàng. Nhưng trước tình cảnh tôi bệnh tật, đau yếu thế này, thời gian và sức khỏe không có đủ để đi tìm chỗ mới ở, tôi đã làm đơn xin được tạm hoãn thi hành án có điều kiện, kéo dài đến hết tháng 9 để còn kịp trở tay. Tôi tha thiết mong được giúp đỡ. 

Trong trường hợp đến thời gian được gia hạn mà chưa có khả năng trả nợ và bị mất nhà, ông sẽ làm gì?

- Ngân hàng có bảo họ sẽ thuê lại cho gia đình một chỗ mới để chúng tôi ở, chắc là một căn chung cư. Giờ tôi không biết tính thế nào. Nghĩ đến cảnh phải đi ra khỏi căn nhà mà vợ chồng xây dựng, gắn bó hàng chục năm qua mà đau lòng quá. Nếu không có chỗ ở thì chắc đành phải chịu cảnh đi thuê hay ở nhờ nhà bạn bè chứ giờ biết làm sao. 

Nam diễn viên liên tục nhận được điện thoại hỏi thăm từ bạn bè, khán giả.
Tài tử một thời đang mắc nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường, gan... Ông liên tục nhận được điện thoại hỏi thăm từ bạn bè, khán giả.

- Từ khi vụ việc vỡ lở đến giờ, ông đón nhận sự giúp đỡ từ bạn bè ra sao?

- Thời tôi còn nhiều tiền, ngồi trên bàn tiệc, thấy người sơ giao than thở đến thời gian nợ đáo hạn ngân hàng không trả nổi, tôi bảo vợ mở tủ lấy ngay 2 tỷ đồng ra cứu giúp. Giờ đến lúc mình cũng mắc nợ như thế. Thời gian qua, tôi sống nhờ vào bạn bè, anh em kết nghĩa không đấy chứ. Người giúp vài ba chục, trăm, vài chục triệu đồng, đỡ được đồng nào hay đồng đó. 

Sống trong căn nhà mà lúc nào cũng phập phồng đến ngày dọn ra đường, lòng tôi ngổn ngang quá. Nhiều đồ quý trong nhà cũng đành phải bán đi để trang trải cuộc sống. Từ mấy chậu kiểng rất đẹp, đến lồng chim, bức tranh chân dung mà tôi rất thích đến bức tranh của họa sĩ Lê Chánh tặng tôi trước khi mất... đều bị bán hết rồi. Bán lấy tiền mà mua thuốc uống. 

- Mong mỏi lớn nhất hiện tại của ông là gì?

- Tất nhiên là thoát nợ nần, giữ được căn nhà. Nhưng nếu không được thì cũng làm sao có chỗ ở để gia đình ổn định. Tôi cũng đã làm đơn gửi lên cơ quan chức năng xem xét lại hồ sơ vụ kiện xử tôi mất căn nhà, mà theo tôi là còn uẩn khúc. 

Nét hào hoa của Nguyễn Chánh Tín trong bức chân dung treo trên tường nhà ông.
Nét hào hoa của Nguyễn Chánh Tín trong bức chân dung treo trên tường nhà ông.

- Kế hoạch về lâu về dài cho cuộc sống của ông như thế nào?

- Đáng lẽ bạn bè tổ chức cho tôi đêm nhạc lớn, ghi dấu sự trở lại của Nguyễn Chánh Tín với nghề ca hát vì giọng tôi còn rất khỏe, hát tốt lắm. Nhưng chuyện nhà đang rối thế này nên chắc cũng phải chờ thêm thời gian. Sắp tới, ca sĩ Thanh Lan ở hải ngoại về, nếu hoàn tất được thủ tục xin phép biểu diễn trong nước, tôi và Thanh Lan cũng lên kế hoạch đi hát ở nhiều nơi. 

Còn về phim ảnh, tôi luôn luôn đam mê. Có khả năng đến đâu thì tôi vẫn làm phim chứ không sợ gì cả. 

Còn về lâu về dài, chắc tôi phải sang Canada định cư, sống nhờ vào con trai, chứ biết làm sao. 

Năm 2005, Chánh Tín thực hiện bộ phim Dòng máu anh hùng với kinh phí 1,5 triệu USD. Lúc đó, với cương vị Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, ông thế chấp nhà vay ngân hàng 8,3 tỷ đồng.

Bộ phim thu về được 7 tỷ đồng khi công chiếu trong nước, sau khi chia rạp còn 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, do bị ăn cắp bản quyền, phim thất bại về doanh thu khi chiếu tại nước ngoài khiến Chánh Tín lâm vào nợ nần. Đến 2009, số nợ ngân hàng lên đến 10,5 tỷ. Trước tình cảnh đó, Chánh Tín chấp nhận bán nhà cho ngân hàng, nhằm trả nợ và ngân hàng thu hồi vốn. Tuy nhiên, ngôi nhà này trước đó đã được ông làm tài sản bảo lãnh cho công ty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín, do ông Nguyễn Chánh Minh Thức làm Tổng Giám đốc, vay 8,3 tỷ đồng của Ngân hàng Phương Nam. Do không hiểu biết, Chánh Tín đồng ý đơn phương hủy hợp đồng vay vốn, khi không được sự bàn bạc đồng ý của ông Nguyễn Chánh Minh Thức, là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Việc giao dịch mua bán nhà là trái luật.

Ngân hàng Phương Nam đã kiện ra tòa. Ngày 18/7/2012, Toà tuyên Chánh Tín và gia đình phải bàn giao ngôi nhà cho ngân hàng. Chánh Tín sau đó kháng cáo nhưng không được Toà chấp nhận. Nếu không được hoãn thi hành án, gia đình ông sẽ phải ra khỏi nhà trong chưa đầy một tuần nữa.

Chi Mai thực hiện

Posted at 14:18 |  by Unknown

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Trương Quốc Vinh, Chu Ân, Ôn Bích Hà, Ngô Khải Hoa từng đóng phim cấp ba nhưng không tự nguyện mà bị lừa một cách ngoạn mục.


Đã tạo được tên tuổi với vai Hoàng Dung trong bộ phim truyền hình TVB Anh hùng xạ điêu (1994) nên Chu Ân khiến nhiều fan ngạc nhiên khi tham gia bộ phim cấp baCưỡng hiếp 2 (1998). Sau này cô thú nhận mình bị đạo diễn Trương Mẫn lừa. Lúc ký hợp đồng (không xem trước kịch bản vì tin tưởng nhà sản xuất Vương Tinh), tưởng là phim kinh dị nhưng cuối cùng lại là phim cấp ba.


Năm 1989, sau khi rời khỏi TVB, Ngô Khải Hoa vất vả trong việc tìm kiếm một vai diễn "ra hồn" trên màn ảnh lớn. Vì vậy, khi có người giới thiệu đảm nhận vai chính một bộ phim tâm lý cổ trang, anh nhanh tay ký hợp đồng mà không hề biết mình bị lừa. Lúc phát hiện đó là bộ phim cấp ba Nhục Bồ Đoàn (1991), Ngô Khải Hoa kiên quyết không đóng nhưng nhà sản xuất trưng bản hợp đồng làm áp lực. Không có tiền bồi thường, buộc lòng anh phải tham gia và sau đó gia nhập làng phim cấp ba.


17 tuổi, nghe được đóng chung với Lưu Đức Hoa trong bộ phim được gắn mác cấp ba Tình yêu vĩnh cữu (1984), Ôn Bích Hà đồng ý ngay. Thế nhưng điều khiến mỹ nhân bức xúc là ra phim trường, cô chỉ diễn cùng Lưu Đức Hoa vài cảnh âu yếm, còn phần lớn phải "nóng bỏng" với một nam diễn viên khác là Ngô Mạnh Đạt. Cảm giác bị lừa, Ôn Bích Hà khóc hết nước mắt, quyết định bỏ nghề. Mãi hai năm sau, cô mới trở lại phim trường khi được đạo diễn Quan Cẩm Bằng mời tham gia bộ phim Tình ngầm.


Khi được mời đóng phim Hồng Lâu xuân thượng xuân (1977), Trương Quốc Vinh được biết đó tác phẩm thuộc thể loại hài hước, vai của mình là Giả Bảo Ngọc. Thế nhưng trong quá trình quay, anh phát hiện đạo diễn Ngô Tư Viễn thêm nhiều cảnh nóng táo bạo, không có trong kịch bản. Anh từng chia sẻ: "Lúc diễn cảnh giường chiếu, tim tôi muốn rớt ra ngoài, cảm giác rất khó chịu. Tuy nhiên, vì đã lỡ nhận tiền rồi, không thể nào bỏ nửa chừng".


Năm 1993, ngôi sao phim võ thuật Hồ Huệ Trung từng bị diễn viên kiêm đạo diễn Lữ Tiểu Long lừa khi mời tham gia bộ phim Liêu trai - Hồn hồ ly, đảm nhận vai một con hồ ly. Nghĩ rằng nhân vật giống như nàng Nhiếp Tiểu Thanh do Vương Tổ Hiền thể hiện trong phim Chuyện ma Trung Quốc, lại thấy cát xê khá cao nên cô đồng ý. Nào ngờ khi ra phim trường, Hồ Huệ Trung mới biết đó là phim cấp ba, kiên quyết không đóng cảnh nóng. Buộc lòng, Lữ Tiểu Long phải cho người đóng thế, nhân vật của Hồ Huệ Trung trở nên rẻ tiền khi có rất nhiều khỏa thân, ân ái trên màn ảnh.


Nam diễn viên Đan Lập Văn - "chuyên gia" đóng vai Tây Môn Khánh trong loạt phim về Phan Kim Liên đã bước vào thế giới phim cấp ba vì bị nhà sản xuất danh tiếng Thái Lan lừa. Năm 1991, trong lúc sự nghiệp đang khó khăn, Đan Lập Văn được Thái Lan mời đến ký hợp đồng tham gia bộ phim cổ trang Liêu trai diễm đàm, đóng vai một chàng thư sinh bị ma quỷ quyến rũ. Hợp đồng đã ký, tiền đã nhận nên khi biết đó là phim cấp ba, ngập tràn cảnh nóng, anh không thể nào không "phóng theo lao". Để "bảo vệ" bản thân, Đan Lập Văn yêu cầu đạo diễn không quay cận cảnh, khi diễn được phép… mặc quần lót. Thế nhưng khi phim ra rạp, những cảnh nóng của anh đều hiện rõ trên màn ảnh với những góc máy đặc tả một cách lộ liễu.

Theo Tri Thức

Những diễn viên bị lừa đóng phim cấp ba

Trương Quốc Vinh, Chu Ân, Ôn Bích Hà, Ngô Khải Hoa từng đóng phim cấp ba nhưng không tự nguyện mà bị lừa một cách ngoạn mục.


Đã tạo được tên tuổi với vai Hoàng Dung trong bộ phim truyền hình TVB Anh hùng xạ điêu (1994) nên Chu Ân khiến nhiều fan ngạc nhiên khi tham gia bộ phim cấp baCưỡng hiếp 2 (1998). Sau này cô thú nhận mình bị đạo diễn Trương Mẫn lừa. Lúc ký hợp đồng (không xem trước kịch bản vì tin tưởng nhà sản xuất Vương Tinh), tưởng là phim kinh dị nhưng cuối cùng lại là phim cấp ba.


Năm 1989, sau khi rời khỏi TVB, Ngô Khải Hoa vất vả trong việc tìm kiếm một vai diễn "ra hồn" trên màn ảnh lớn. Vì vậy, khi có người giới thiệu đảm nhận vai chính một bộ phim tâm lý cổ trang, anh nhanh tay ký hợp đồng mà không hề biết mình bị lừa. Lúc phát hiện đó là bộ phim cấp ba Nhục Bồ Đoàn (1991), Ngô Khải Hoa kiên quyết không đóng nhưng nhà sản xuất trưng bản hợp đồng làm áp lực. Không có tiền bồi thường, buộc lòng anh phải tham gia và sau đó gia nhập làng phim cấp ba.


17 tuổi, nghe được đóng chung với Lưu Đức Hoa trong bộ phim được gắn mác cấp ba Tình yêu vĩnh cữu (1984), Ôn Bích Hà đồng ý ngay. Thế nhưng điều khiến mỹ nhân bức xúc là ra phim trường, cô chỉ diễn cùng Lưu Đức Hoa vài cảnh âu yếm, còn phần lớn phải "nóng bỏng" với một nam diễn viên khác là Ngô Mạnh Đạt. Cảm giác bị lừa, Ôn Bích Hà khóc hết nước mắt, quyết định bỏ nghề. Mãi hai năm sau, cô mới trở lại phim trường khi được đạo diễn Quan Cẩm Bằng mời tham gia bộ phim Tình ngầm.


Khi được mời đóng phim Hồng Lâu xuân thượng xuân (1977), Trương Quốc Vinh được biết đó tác phẩm thuộc thể loại hài hước, vai của mình là Giả Bảo Ngọc. Thế nhưng trong quá trình quay, anh phát hiện đạo diễn Ngô Tư Viễn thêm nhiều cảnh nóng táo bạo, không có trong kịch bản. Anh từng chia sẻ: "Lúc diễn cảnh giường chiếu, tim tôi muốn rớt ra ngoài, cảm giác rất khó chịu. Tuy nhiên, vì đã lỡ nhận tiền rồi, không thể nào bỏ nửa chừng".


Năm 1993, ngôi sao phim võ thuật Hồ Huệ Trung từng bị diễn viên kiêm đạo diễn Lữ Tiểu Long lừa khi mời tham gia bộ phim Liêu trai - Hồn hồ ly, đảm nhận vai một con hồ ly. Nghĩ rằng nhân vật giống như nàng Nhiếp Tiểu Thanh do Vương Tổ Hiền thể hiện trong phim Chuyện ma Trung Quốc, lại thấy cát xê khá cao nên cô đồng ý. Nào ngờ khi ra phim trường, Hồ Huệ Trung mới biết đó là phim cấp ba, kiên quyết không đóng cảnh nóng. Buộc lòng, Lữ Tiểu Long phải cho người đóng thế, nhân vật của Hồ Huệ Trung trở nên rẻ tiền khi có rất nhiều khỏa thân, ân ái trên màn ảnh.


Nam diễn viên Đan Lập Văn - "chuyên gia" đóng vai Tây Môn Khánh trong loạt phim về Phan Kim Liên đã bước vào thế giới phim cấp ba vì bị nhà sản xuất danh tiếng Thái Lan lừa. Năm 1991, trong lúc sự nghiệp đang khó khăn, Đan Lập Văn được Thái Lan mời đến ký hợp đồng tham gia bộ phim cổ trang Liêu trai diễm đàm, đóng vai một chàng thư sinh bị ma quỷ quyến rũ. Hợp đồng đã ký, tiền đã nhận nên khi biết đó là phim cấp ba, ngập tràn cảnh nóng, anh không thể nào không "phóng theo lao". Để "bảo vệ" bản thân, Đan Lập Văn yêu cầu đạo diễn không quay cận cảnh, khi diễn được phép… mặc quần lót. Thế nhưng khi phim ra rạp, những cảnh nóng của anh đều hiện rõ trên màn ảnh với những góc máy đặc tả một cách lộ liễu.

Theo Tri Thức

Posted at 12:41 |  by Vo Minh Hoang

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Trong phim điện ảnh “My lucky star” do Chương Tử Di làm nhà sản xuất, Lâm Tâm Như sẽ vào vai một cô nàng sinh ra chỉ để… “trừng phạt” đàn ông.
Sau hình ảnh dịu dàng, hiền thục trong phim truyền hình Không phải sương, chẳng phải hoa, Lâm Tâm Như đã bất ngờ thay đổi phong cách để vào vai một cô nàng chưa chồng sành điệu, lẳng lơ và qua đêm với đàn ông như cơm bữa.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
My lucky star là dự án nối tiếp Phi thường hoàn mỹ, phim do Chương Tử Di làm nhà sản xuất kiêm nữ chính. Dù chỉ đóng vai khách mời Lục Tiểu Tịch nhưng Lâm Tâm Như vẫn tỏ ra cực kỳ quan tâm và thích thú. Cô nàng thậm chí còn chẳng ngại ngần ăn mặc gợi cảm để đóng cảnh giường chiếu với các nam diễn viên trẻ tuổi, đẹp trai – điều mà Lâm Tâm Như rất hạn chế trong những bộ phim cô đã từng góp mặt.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
Cảnh giường chiếu của Lâm Tâm Như
Nhân vật Lục Tiểu Tịch của Lâm Tâm Như đã từng xuất hiện trước đó trong Phi thường hoàn mỹ. Đây là một phụ nữ xinh đẹp, thành đạt nhưng tình duyên thuộc hàng “lận đận”, có nhiều chàng trai vây quanh nhưng không kiếm nổi một ai thực sự yêu mình. Tuy nhiên, Tiểu Tịch chẳng cần quan tâm đàn ông thèm muốn gì ở cô, bởi lẽ cô luôn quan niệm rằng thay đàn ông như… thay áo là chuyện quá đỗi bình thường.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
Lâm Tâm Như
Ngoài Lâm Tâm Như và Chương Tử Di, My lucky star còn có sự góp mặt của Vương Lực Hoành, Thái Thiếu Phân, Diêu Thần, Trịnh Khải và Quan Dĩnh. Phim hiện đã hoàn thành khâu xử lý hậu kỳ và dự kiến sẽ tấn công màn ảnh rộng từ ngày 17/9 tới.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
Chương Tử Di
Theo Shindo/TTVN.vn

Lâm Tâm Như lộ ảnh 'giường chiếu' với trai trẻ

Trong phim điện ảnh “My lucky star” do Chương Tử Di làm nhà sản xuất, Lâm Tâm Như sẽ vào vai một cô nàng sinh ra chỉ để… “trừng phạt” đàn ông.
Sau hình ảnh dịu dàng, hiền thục trong phim truyền hình Không phải sương, chẳng phải hoa, Lâm Tâm Như đã bất ngờ thay đổi phong cách để vào vai một cô nàng chưa chồng sành điệu, lẳng lơ và qua đêm với đàn ông như cơm bữa.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
My lucky star là dự án nối tiếp Phi thường hoàn mỹ, phim do Chương Tử Di làm nhà sản xuất kiêm nữ chính. Dù chỉ đóng vai khách mời Lục Tiểu Tịch nhưng Lâm Tâm Như vẫn tỏ ra cực kỳ quan tâm và thích thú. Cô nàng thậm chí còn chẳng ngại ngần ăn mặc gợi cảm để đóng cảnh giường chiếu với các nam diễn viên trẻ tuổi, đẹp trai – điều mà Lâm Tâm Như rất hạn chế trong những bộ phim cô đã từng góp mặt.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
Cảnh giường chiếu của Lâm Tâm Như
Nhân vật Lục Tiểu Tịch của Lâm Tâm Như đã từng xuất hiện trước đó trong Phi thường hoàn mỹ. Đây là một phụ nữ xinh đẹp, thành đạt nhưng tình duyên thuộc hàng “lận đận”, có nhiều chàng trai vây quanh nhưng không kiếm nổi một ai thực sự yêu mình. Tuy nhiên, Tiểu Tịch chẳng cần quan tâm đàn ông thèm muốn gì ở cô, bởi lẽ cô luôn quan niệm rằng thay đàn ông như… thay áo là chuyện quá đỗi bình thường.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
Lâm Tâm Như
Ngoài Lâm Tâm Như và Chương Tử Di, My lucky star còn có sự góp mặt của Vương Lực Hoành, Thái Thiếu Phân, Diêu Thần, Trịnh Khải và Quan Dĩnh. Phim hiện đã hoàn thành khâu xử lý hậu kỳ và dự kiến sẽ tấn công màn ảnh rộng từ ngày 17/9 tới.
Lâm Tâm Như lộ ảnh “giường chiếu” với trai trẻ
Chương Tử Di
Theo Shindo/TTVN.vn

Posted at 17:18 |  by Unknown

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Sự ảnh hưởng của văn hóa phim nhảm còn được thể hiện ở hình tượng nhân vật Trư Bát Giới, một nhân vật được hư cấu và giải thích theo cách của Châu Tinh Trì. Nhân vật này dưới quan niệm truyền thống từng là một nhân vật tham lam, háo sắc, lười biếng. Thế nhưng qua cách thể hiện của ngôn ngữ hậu hiện đại, Trư Bát Giới đã thể hiện được bản tính của một con người.


Trong bộ phim Thanh Hồng của đạo diễn thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là Vương Tiểu Soái, ông đã có cách thể hiện hết sức chua xót và ai oán về cách nhìn nhận tình yêu, tình dục sai lệch của thế hệ xưa cũ, thủ  cựu. Như vậy có thể nói, tiếng cười và sự gây cười từ phim nhảm, xiềng xích, gông cùm truyền thống cổ hủ lạc hậu đã bị lật đổ và đập tan, tình yêu và tự do nhân cách mới chính là những quyền lợi cơ bản và chính đáng, xứng đáng được trân trọng và bảo tồn nhất.
 
Châu Tinh Trì và Củng Lợi trong Đường Bá Hộ Điểm Thu Hương
Châu Tinh Trì và Củng Lợi trong Đường Bá Hộ Điểm Thu Hương

Trong khi việc thể hiện tình cảm vợ chồng, tình yêu nam nữ đã không còn dựa vào việc hôn nhân là nguồn gốc. Hơn nữa, hôn nhân truyền thống lấy trung tâm từ quan niệm môn đăng hộ đối, địa vị và tiền tài đều bị công kích và phản kháng kịch liệt, chỉ có tình yêu của hai người tự nguyện đến với nhau có thể vượt qua tất cả những yếu tố vật chất tầm thường. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng có thể tự mình lựa chọn tình yêu mà mình thấy hài lòng, ưng ý.

Những điều này trong phim của Châu Tinh Trì đều bị lật đổ, tức là đưa những phận người từ vị thế bị động có quan hệ ngang hàng với tất cả mọi người, con người có thể tự do theo đuổi cá tính riêng của mình, sống theo bản tính của mỗi người. Châu Tinh Trì biết sử dụng cách gây cười một cách độc đáo và khác biệt.

Thổi nhân tính người hiện đại vào nhân vật thần thoại

Với văn hóa phim nhảm, việc sáng tạo ra nhân vật cũng xuất phát từ những con người có cái nhìn một chiều theo lối truyền thống, họ từng bước được chuyển hóa và trở thành những người có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Việc sáng tạo nên hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây Duthậm chí là một hình tượng đa diện và phức tạp.
  
Tính cách nhân vật Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây Du vừa tham lam và háo sắc, cư xử ngông cuồng không còn biết phép tắc. Hắn đã có hai hồng nhan tri kỷ lại còn muốn “qua lại” với Thiến Phiến công chúa (Bà La Sát) vợ của Ngưu Ma Vương. Hắn sống một cuộc sống không điều độ, chừng mực, có thể nói là yêu tính khó cải, khác xa với yêu cầu về hình tượng một nhân vật anh hùng bạo loạn, làm phản theo tư duy truyền thống.

Sự ảnh hưởng của văn hóa phim nhảm còn được thể hiện ở hình tượng nhân vật Trư Bát Giới, một nhân vật được hư cấu và giải thích theo cách của Châu Tinh Trì. Nhân vật này dưới quan niệm truyền thống từng là một nhân vật tham lam, háo sắc, lười biếng. Thế nhưng qua cách thể hiện của ngôn ngữ hậu hiện đại, Trư Bát Giới đã thể hiện được bản tính của một con người.

Trư Bát Giới trong Mùa xuân rực rỡ của Trư Bát Giới
Trư Bát Giới trong Mùa xuân rực rỡ của Trư Bát Giới

Từ đó mới có những Trư Bát Giới trong các bộ phim truyền hình dài tập nhưMùa xuân rực rỡ của Trư Bát Giới (2000) của Phạm Hiểu Thiên, Diệp Sùng Minh và Mộng Kế; Hân hoan Trư Bát Giới (2004) của Lý Khải, Giả Siêu và Thái Thiên Phong hay Phúc Tinh Cao Chiếu Trư Bát Giới (2003) của Mộng Kế và Vương Vĩnh. Trong những bộ phim trên, nhân vật Trư Bát Giới đã trở nên đáng yếu, chân chất,thật thà và mộc mạc.

Tất cả những hình tượng nhân vật quân tử truyền thống đều bị thay đổi trong phim nhảm của Châu Tinh Trì và những bộ phim về sau. Hình tượng người không phải là những con người quá tốt hoặc quá xấu xa, tất cả các nhân vật đều là những con người phổ biến trong xã hội, thích ứng với thẩm mỹ của số đông, dù là thần tiên cũng đều mang nhân tính trong người.

Cổ vũ trong sáng tạo nhân vật đa nhân cách

Sau khi thể loại văn học mới của Trung Quốc ra đời, cách nhìn nhận về hình tượng con người đều được nhìn nhận lại và phân tích mổ xẻ một cách thấu đáo. Thế nhưng do ảnh hưởng từ ngôn ngữ cách mạng đã thẩm thấu một thời gian quá dài vào ngôn ngữ khai sáng đã dẫn đến sự sáng tạo nên những nhân vật hoàn hảo, tuyệt mỹ của các nhà văn trong nền văn học Trung Quốc suốt 27 năm qua. Cách thức sáng tạo nhân vật vẫn phân thành hai dạng cực đoan hóa rõ ràng, xem nhẹ việc tạo nên những nhân vật đa nhân cách. Chỉ đến khi xuất hiện phim nhảm của Châu Tinh Trí, ông đã lập tức phá vỡ mô hình tạo nên nhân vật theo hướng trên.

Châu Tinh Trì trong Đại nội mật thám
Châu Tinh Trì trong Đại nội mật thám

Châu Tinh Trì đã lật đổ và phá vỡ những nhân vật được tạo dựng thông qua hình tượng những nhân vật truyền thống có sẵn và đóng đinh vào nếp nghĩ của mỗi người. Qua đó ông thổi hồn vào những nhân vật này, làm mới và hiện đại hóa hình tượng nhân vật. Nhân vật trong phim của ông không còn phân biệt một cách rõ ràng trắng đen phân minh mà có tính cách đa chiều, phức tạp khó đoán trước.

Xã hội Trung Quốc bấy lâu vẫn đi theo lý tưởng vĩ đại, người dân trải qua một thời kỳ dài bị bó buộc vào quy phạm lý luận truyền thống trên, đồng thời chưa hề có một cuộc cải cách sâu rộng nào. Theo đó, đạo đức lễ giáo truyền thống thường áp đặt các quy tắc hành vi ứng xử với con người với nhau, xem nhẹ khả năng, cá tính riêng của mỗi cá nhân điều này khiến con người ta phải nhẫn nhục chịu đựng, ngậm bồ hòn làm ngọt, sống theo kiểu lựa gió bẻ măng để rồi tạo ra một kiểu nghệ thuật gọi là tinh tế, tỉ mỉ. Cách nhìn nhận của quan niệm đạo đức truyền thống trên tự thân nó đã trở nên lạc hậu, đặc biệt trong phim Châu Tinh Trì ông đã đi sâu giải phóng và bài xích cách suy nghĩ trên. Theo đó, ông đã tiên phong trong việc xây dựng lại nhân cách, cách nhìn nhận về tình yêu và tình dục đều thay đổi rõ ràng.
 
Góp phần giảm bớt áp lực, giúp lấy lại cân bằng trong cuộc sống

Hài và kịch vốn là thủ pháp chủ yếu trong cách làm phim của Châu Tinh Trì. Những thế hệ đời 7x được coi là những đại diện của một lớp người trong cuộc sống xã hội hiện đại. Họ phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn từ cuộc sống và công việc. May thay khi thế hệ này phải đối mặt với những vất vả, nhọc nhằn về cơm áo gạo tiền, thể loại phim nhảm của Châu Tinh Trì cũng ra đời đã như một cứu cánh, vô hình chung đã trở thành một trong những cách thức tốt nhất giúp công chúng thoát khỏi những muộn phiền, lo toan của cuộc sống thường nhật.
  
Chỉ cần dùng một câu thoại nhảm vô thưởng vô phạt cũng đủ khiến tinh thần con người ta trong một khoảng thời gian nhất định cảm thấy thư thái, sảng khoái và nhẹ nhõm hẳn đi. Giúp mọi người có thêm nghị lực, can đảm để đối mặt với vô số những khó khăn vất vả trong cuộc sống.

Nam tài tử, đạo diễn Châu Tinh Trì
 
Nam tài tử, đạo diễn Châu Tinh Trì

Phim nhảm của Châu Tinh Trì đã sử dụng cách nói khoa trương, chỉ trích và tự trào. Bằng cách khoa trương biến tướng lời nói và hành vi đã thể hiện được văn hóa tinh thần hậu hiện đại. Đạp đổ những giá trị được cho là uy nghiêm, tối cao, đồng thời hướng đến cách giải trí mang lại tiếng cười thoải mái, thông qua cách thể hiện không quá sâu cay nhằm phá tan những định kiến xưa cũ.

Phim nhảm của Châu Tinh Trì với cách thể hiện pha trò, chọc cười để đả kích và cười cợt đã mang ý nghĩa xã hội văn hóa nội hàm sâu sắc, trực tiếp vạch rõ bản chất sự việc và những trò lố của xã hội. Phim của Châu Tinh Trì có thể nói đã hướng đến những giá trị đích thực và cốt lõi của con người và như vậy đồng nghĩa với thành công!

Theo Dân Trí

Vì sao khán giả mê “phim nhảm” của Châu Tinh Trì? (phần 2)

Sự ảnh hưởng của văn hóa phim nhảm còn được thể hiện ở hình tượng nhân vật Trư Bát Giới, một nhân vật được hư cấu và giải thích theo cách của Châu Tinh Trì. Nhân vật này dưới quan niệm truyền thống từng là một nhân vật tham lam, háo sắc, lười biếng. Thế nhưng qua cách thể hiện của ngôn ngữ hậu hiện đại, Trư Bát Giới đã thể hiện được bản tính của một con người.


Trong bộ phim Thanh Hồng của đạo diễn thế hệ thứ 6 của Trung Quốc là Vương Tiểu Soái, ông đã có cách thể hiện hết sức chua xót và ai oán về cách nhìn nhận tình yêu, tình dục sai lệch của thế hệ xưa cũ, thủ  cựu. Như vậy có thể nói, tiếng cười và sự gây cười từ phim nhảm, xiềng xích, gông cùm truyền thống cổ hủ lạc hậu đã bị lật đổ và đập tan, tình yêu và tự do nhân cách mới chính là những quyền lợi cơ bản và chính đáng, xứng đáng được trân trọng và bảo tồn nhất.
 
Châu Tinh Trì và Củng Lợi trong Đường Bá Hộ Điểm Thu Hương
Châu Tinh Trì và Củng Lợi trong Đường Bá Hộ Điểm Thu Hương

Trong khi việc thể hiện tình cảm vợ chồng, tình yêu nam nữ đã không còn dựa vào việc hôn nhân là nguồn gốc. Hơn nữa, hôn nhân truyền thống lấy trung tâm từ quan niệm môn đăng hộ đối, địa vị và tiền tài đều bị công kích và phản kháng kịch liệt, chỉ có tình yêu của hai người tự nguyện đến với nhau có thể vượt qua tất cả những yếu tố vật chất tầm thường. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng có thể tự mình lựa chọn tình yêu mà mình thấy hài lòng, ưng ý.

Những điều này trong phim của Châu Tinh Trì đều bị lật đổ, tức là đưa những phận người từ vị thế bị động có quan hệ ngang hàng với tất cả mọi người, con người có thể tự do theo đuổi cá tính riêng của mình, sống theo bản tính của mỗi người. Châu Tinh Trì biết sử dụng cách gây cười một cách độc đáo và khác biệt.

Thổi nhân tính người hiện đại vào nhân vật thần thoại

Với văn hóa phim nhảm, việc sáng tạo ra nhân vật cũng xuất phát từ những con người có cái nhìn một chiều theo lối truyền thống, họ từng bước được chuyển hóa và trở thành những người có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Việc sáng tạo nên hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây Duthậm chí là một hình tượng đa diện và phức tạp.
  
Tính cách nhân vật Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây Du vừa tham lam và háo sắc, cư xử ngông cuồng không còn biết phép tắc. Hắn đã có hai hồng nhan tri kỷ lại còn muốn “qua lại” với Thiến Phiến công chúa (Bà La Sát) vợ của Ngưu Ma Vương. Hắn sống một cuộc sống không điều độ, chừng mực, có thể nói là yêu tính khó cải, khác xa với yêu cầu về hình tượng một nhân vật anh hùng bạo loạn, làm phản theo tư duy truyền thống.

Sự ảnh hưởng của văn hóa phim nhảm còn được thể hiện ở hình tượng nhân vật Trư Bát Giới, một nhân vật được hư cấu và giải thích theo cách của Châu Tinh Trì. Nhân vật này dưới quan niệm truyền thống từng là một nhân vật tham lam, háo sắc, lười biếng. Thế nhưng qua cách thể hiện của ngôn ngữ hậu hiện đại, Trư Bát Giới đã thể hiện được bản tính của một con người.

Trư Bát Giới trong Mùa xuân rực rỡ của Trư Bát Giới
Trư Bát Giới trong Mùa xuân rực rỡ của Trư Bát Giới

Từ đó mới có những Trư Bát Giới trong các bộ phim truyền hình dài tập nhưMùa xuân rực rỡ của Trư Bát Giới (2000) của Phạm Hiểu Thiên, Diệp Sùng Minh và Mộng Kế; Hân hoan Trư Bát Giới (2004) của Lý Khải, Giả Siêu và Thái Thiên Phong hay Phúc Tinh Cao Chiếu Trư Bát Giới (2003) của Mộng Kế và Vương Vĩnh. Trong những bộ phim trên, nhân vật Trư Bát Giới đã trở nên đáng yếu, chân chất,thật thà và mộc mạc.

Tất cả những hình tượng nhân vật quân tử truyền thống đều bị thay đổi trong phim nhảm của Châu Tinh Trì và những bộ phim về sau. Hình tượng người không phải là những con người quá tốt hoặc quá xấu xa, tất cả các nhân vật đều là những con người phổ biến trong xã hội, thích ứng với thẩm mỹ của số đông, dù là thần tiên cũng đều mang nhân tính trong người.

Cổ vũ trong sáng tạo nhân vật đa nhân cách

Sau khi thể loại văn học mới của Trung Quốc ra đời, cách nhìn nhận về hình tượng con người đều được nhìn nhận lại và phân tích mổ xẻ một cách thấu đáo. Thế nhưng do ảnh hưởng từ ngôn ngữ cách mạng đã thẩm thấu một thời gian quá dài vào ngôn ngữ khai sáng đã dẫn đến sự sáng tạo nên những nhân vật hoàn hảo, tuyệt mỹ của các nhà văn trong nền văn học Trung Quốc suốt 27 năm qua. Cách thức sáng tạo nhân vật vẫn phân thành hai dạng cực đoan hóa rõ ràng, xem nhẹ việc tạo nên những nhân vật đa nhân cách. Chỉ đến khi xuất hiện phim nhảm của Châu Tinh Trí, ông đã lập tức phá vỡ mô hình tạo nên nhân vật theo hướng trên.

Châu Tinh Trì trong Đại nội mật thám
Châu Tinh Trì trong Đại nội mật thám

Châu Tinh Trì đã lật đổ và phá vỡ những nhân vật được tạo dựng thông qua hình tượng những nhân vật truyền thống có sẵn và đóng đinh vào nếp nghĩ của mỗi người. Qua đó ông thổi hồn vào những nhân vật này, làm mới và hiện đại hóa hình tượng nhân vật. Nhân vật trong phim của ông không còn phân biệt một cách rõ ràng trắng đen phân minh mà có tính cách đa chiều, phức tạp khó đoán trước.

Xã hội Trung Quốc bấy lâu vẫn đi theo lý tưởng vĩ đại, người dân trải qua một thời kỳ dài bị bó buộc vào quy phạm lý luận truyền thống trên, đồng thời chưa hề có một cuộc cải cách sâu rộng nào. Theo đó, đạo đức lễ giáo truyền thống thường áp đặt các quy tắc hành vi ứng xử với con người với nhau, xem nhẹ khả năng, cá tính riêng của mỗi cá nhân điều này khiến con người ta phải nhẫn nhục chịu đựng, ngậm bồ hòn làm ngọt, sống theo kiểu lựa gió bẻ măng để rồi tạo ra một kiểu nghệ thuật gọi là tinh tế, tỉ mỉ. Cách nhìn nhận của quan niệm đạo đức truyền thống trên tự thân nó đã trở nên lạc hậu, đặc biệt trong phim Châu Tinh Trì ông đã đi sâu giải phóng và bài xích cách suy nghĩ trên. Theo đó, ông đã tiên phong trong việc xây dựng lại nhân cách, cách nhìn nhận về tình yêu và tình dục đều thay đổi rõ ràng.
 
Góp phần giảm bớt áp lực, giúp lấy lại cân bằng trong cuộc sống

Hài và kịch vốn là thủ pháp chủ yếu trong cách làm phim của Châu Tinh Trì. Những thế hệ đời 7x được coi là những đại diện của một lớp người trong cuộc sống xã hội hiện đại. Họ phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn từ cuộc sống và công việc. May thay khi thế hệ này phải đối mặt với những vất vả, nhọc nhằn về cơm áo gạo tiền, thể loại phim nhảm của Châu Tinh Trì cũng ra đời đã như một cứu cánh, vô hình chung đã trở thành một trong những cách thức tốt nhất giúp công chúng thoát khỏi những muộn phiền, lo toan của cuộc sống thường nhật.
  
Chỉ cần dùng một câu thoại nhảm vô thưởng vô phạt cũng đủ khiến tinh thần con người ta trong một khoảng thời gian nhất định cảm thấy thư thái, sảng khoái và nhẹ nhõm hẳn đi. Giúp mọi người có thêm nghị lực, can đảm để đối mặt với vô số những khó khăn vất vả trong cuộc sống.

Nam tài tử, đạo diễn Châu Tinh Trì
 
Nam tài tử, đạo diễn Châu Tinh Trì

Phim nhảm của Châu Tinh Trì đã sử dụng cách nói khoa trương, chỉ trích và tự trào. Bằng cách khoa trương biến tướng lời nói và hành vi đã thể hiện được văn hóa tinh thần hậu hiện đại. Đạp đổ những giá trị được cho là uy nghiêm, tối cao, đồng thời hướng đến cách giải trí mang lại tiếng cười thoải mái, thông qua cách thể hiện không quá sâu cay nhằm phá tan những định kiến xưa cũ.

Phim nhảm của Châu Tinh Trì với cách thể hiện pha trò, chọc cười để đả kích và cười cợt đã mang ý nghĩa xã hội văn hóa nội hàm sâu sắc, trực tiếp vạch rõ bản chất sự việc và những trò lố của xã hội. Phim của Châu Tinh Trì có thể nói đã hướng đến những giá trị đích thực và cốt lõi của con người và như vậy đồng nghĩa với thành công!

Theo Dân Trí

Posted at 20:52 |  by Unknown

"Phim nhảm" đã trở thành thương hiệu của Châu Tinh Trì, một đặc sản của thể loại phim hài Hồng Kông, đã và đang được khán giả nhiều nước yêu thích.

Tên tuổi Châu Tinh Trì giờ đây đã trở thành một sứ giả nổi tiếng của thể loại văn hóa “phim nhảm”. Mới đây nhất, bộ phim Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện với phong cách phim nhảm của ông đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn trong xã hội Trung Quốc, đặc biệt là tới những thế hệ lớp trẻ 7x trở về sau.

Những năm 90 trở lại đây, cùng với việc những bộ phim của Châu Tinh Trì liên tục xuất hiện trên truyền hình, phong cách phim nhảm của ông vì vậy cũng trở thành một tiêu chí thời thượng, một loại hình điện ảnh đại chúng.

Châu Tinh Trì và bộ phim để đời – Vua hài kịchChâu Tinh Trì và bộ phim để đời – Vua hài kịch

Trên một phương diện nhất định nào đó, phim của ông đã có những thành công nhất định trong việc thúc đẩy văn hóa Trung Quốc có những bước chuyển mình và thay đổi. Văn hóa phim nhảm bắt nguồn và phát triển sôi động ở Hồng Kông từ những năm 90, được coi như một thể loại văn hóa thứ cấp. Phim nhảm với cách chọc cười độc đáo và “kỳ quái” đã vô hình chung được công chúng đón nhận và phù hợp với trào lưu chủ nghĩa văn hóa hậu hiện đại “không trung tâm, không hệ thống và không có chiều sâu” thời kỳ này. Cách nói này là sự yêu mến của giáo sư, tác gia, nhà phê bình văn hóa Hồng Kông Lý Âu Phạn (Leo Lee) khi gọi tên thể loại phim được coi là nhảm của Châu Tinh Trì là “hậu hiện đại”.

Cổ vũ tinh thần giới trẻ thế hệ 7X

Từ những năm 90 trở lại đây, những thế hệ sinh viên không lo đến chuyện cơn ăn áo mặc là bởi họ cảm thấy được an ủi từ bộ phim Đại thoại Tây Ducủa Châu Tinh Trì, một đại diện tiêu biểu của loại phim nhảm làm nguồn cổ vũ tinh thần. Nội dung phim đi sâu đả kích, đập tan lối tư duy truyền “xưa cũ”. Phim của ông đưa ra cách nhìn mới nhằm giải thích về giá trị của tình cảm, tình yêu, có nhận thức tích cực đối với sự thay đổi về nhân tính, góp phần thiết lập lại thế giới tinh thần của thế hệ trẻ trong những năm tháng đổi mới.

Châu Tinh Trì (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong Đại thoại Tây Du: Chiếc hộp ánh trăng
Châu Tinh Trì (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong Đại thoại Tây Du: Chiếc hộp ánh trăng

Góp phần xóa bỏ “hủ tục”

Trong Đại thoại Tây Du, Châu Tinh Trì đã đưa ra cách giải thích mới về quan hệ thầy trò giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không. Nhân vật Đường Tăng được đạo diễn “thay máu” khi hư cấu một cách xa rời hẳn so với hình tượng nguyên bản, một người nhiều chuyện, nói lắm giống như nhiều các bà các mẹ.

Một Ngộ Không biết yêu, biết cảm động, xót xa trong Đại thoại Tây Du
Một Ngộ Không biết yêu, biết cảm động, xót xa trong Đại thoại Tây Du

Đằng sau tiếng cười phê phán, giới trẻ có cái nhìn vừa ghét vừa yêu, vừa thương vừa hận đối với lớp người gia trưởng, bảo cựu xưa cũ. Nhân vật Đường Tăng một mặt là một người lắm điều, khiến người ta thấy khó chịu. Một mặt khác ông lại ra sức bảo vệ cho những lỗi sai của đồ đệ, cam chịu hy sinh tính mạng quý báu nhất của bản thân.

Cách làm phim như trên cũng chỉ là chọc cười, pha trò và khoa trương, có ý mổ xẻ và phân tích một cách đầy đủ về những mối quan hệ truyền thống của Trung Quốc, kiểu quan niệm tam cương ngũ , những quan hệ tối quan trọng của “thiên địa quân thân sư” như quân thần, cha con, thầy trò. Mục đích cũng là để nhấn mạnh việc những quy phạm, phép tắc lễ giáo quá cổ hủ như thế tất yếu sẽ bị đào thải, xóa bỏ và chìm vào quên lãng. Như vậy, đối với bất kỳ những việc làm, hành động hay phong trào nào có tính xây dựng, tái thiết một mô phạm lý luận mới, đó được coi là những yếu tố có tính thách thức và ảnh hưởng, tác động đến thế kỷ mới, thời đại mới.

Ảnh hưởng trực tiếp lối viết của thế hệ nhà văn trẻ

Năm 2000, một trong mười cây viết trên mạng được chú ý nhất Trung Quốc là nhà văn Kim Hà với tác phẩm Ngộ Không truyền kỳ, một tác phẩm được coi là có ảnh hưởng sâu sắc từ thể loại phim nhảm của Châu Tinh Trì. Với tác phẩm này, Kim Hà đã đi sâu phân tích một cách thấu đáo về tình yêu giữa Ngộ Không và Tử Hà.

Tình yêu của Ngộ Không (Châu Tinh Trì) với tiên nữ Tử Hà (Chu Ân)
Tình yêu của Ngộ Không (Châu Tinh Trì) với tiên nữ Tử Hà (Chu Ân)

Cách nói này là một cú đánh thẳng, một cách nói châm biếm đầy sâu cay đối với truyền thống. Nhân tính ở đây phải được viết hoa, sự đối lập giữa thần và yêu ma cũng trở thành sự đối lập trong nhân tính con người. Ở đây, chủ nghĩa khai sáng và chủ nghĩa hậu hiện đại đều có tác dụng là đập tan quy phạm lý luận truyền thống. Bằng cách sử dụng phong cách châm biếm, đả kích và gây cười, bằng việc lật đổ những giáo điều truyền thống trên đã hoàn thành nhiệm vụ của cái gọi là chủ nghĩa khai sáng.

Trong bộ phim nhảm Chuột yêu mèo/Cat and Mouse (2003) của đạo diễn Trần Gia Thượng, cô nàng chuột lông gấm Bạch Ngọc Thường (Trương Bá Chi đóng) lại trở thành một thiếu nữ đang độ tuổi xuân vừa duyên dáng, vừa phong lưu đa tình. Hay nhân vật Tô Đông Pha trong bộ phim nhảm Tiếng gầm sư tử Hà Đông/The Lion Roars (2002) của Mã Vĩ Hào lại là một kẻ côn đồ nho học phàm ăn tục uống.

Chuột yêu Mèo là một trong những bộ phim ảnh hưởng từ phim nhảm Châu Tinh Trì
Chuột yêu Mèo là một trong những bộ phim ảnh hưởng từ phim nhảm Châu Tinh Trì
 
Còn tiếp...

Theo Dân Trí

Vì sao khán giả mê “phim nhảm” của Châu Tinh Trì?

"Phim nhảm" đã trở thành thương hiệu của Châu Tinh Trì, một đặc sản của thể loại phim hài Hồng Kông, đã và đang được khán giả nhiều nước yêu thích.

Tên tuổi Châu Tinh Trì giờ đây đã trở thành một sứ giả nổi tiếng của thể loại văn hóa “phim nhảm”. Mới đây nhất, bộ phim Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện với phong cách phim nhảm của ông đã tạo ra những ảnh hưởng vô cùng lớn trong xã hội Trung Quốc, đặc biệt là tới những thế hệ lớp trẻ 7x trở về sau.

Những năm 90 trở lại đây, cùng với việc những bộ phim của Châu Tinh Trì liên tục xuất hiện trên truyền hình, phong cách phim nhảm của ông vì vậy cũng trở thành một tiêu chí thời thượng, một loại hình điện ảnh đại chúng.

Châu Tinh Trì và bộ phim để đời – Vua hài kịchChâu Tinh Trì và bộ phim để đời – Vua hài kịch

Trên một phương diện nhất định nào đó, phim của ông đã có những thành công nhất định trong việc thúc đẩy văn hóa Trung Quốc có những bước chuyển mình và thay đổi. Văn hóa phim nhảm bắt nguồn và phát triển sôi động ở Hồng Kông từ những năm 90, được coi như một thể loại văn hóa thứ cấp. Phim nhảm với cách chọc cười độc đáo và “kỳ quái” đã vô hình chung được công chúng đón nhận và phù hợp với trào lưu chủ nghĩa văn hóa hậu hiện đại “không trung tâm, không hệ thống và không có chiều sâu” thời kỳ này. Cách nói này là sự yêu mến của giáo sư, tác gia, nhà phê bình văn hóa Hồng Kông Lý Âu Phạn (Leo Lee) khi gọi tên thể loại phim được coi là nhảm của Châu Tinh Trì là “hậu hiện đại”.

Cổ vũ tinh thần giới trẻ thế hệ 7X

Từ những năm 90 trở lại đây, những thế hệ sinh viên không lo đến chuyện cơn ăn áo mặc là bởi họ cảm thấy được an ủi từ bộ phim Đại thoại Tây Ducủa Châu Tinh Trì, một đại diện tiêu biểu của loại phim nhảm làm nguồn cổ vũ tinh thần. Nội dung phim đi sâu đả kích, đập tan lối tư duy truyền “xưa cũ”. Phim của ông đưa ra cách nhìn mới nhằm giải thích về giá trị của tình cảm, tình yêu, có nhận thức tích cực đối với sự thay đổi về nhân tính, góp phần thiết lập lại thế giới tinh thần của thế hệ trẻ trong những năm tháng đổi mới.

Châu Tinh Trì (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong Đại thoại Tây Du: Chiếc hộp ánh trăng
Châu Tinh Trì (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong Đại thoại Tây Du: Chiếc hộp ánh trăng

Góp phần xóa bỏ “hủ tục”

Trong Đại thoại Tây Du, Châu Tinh Trì đã đưa ra cách giải thích mới về quan hệ thầy trò giữa Đường Tăng và Tôn Ngộ Không. Nhân vật Đường Tăng được đạo diễn “thay máu” khi hư cấu một cách xa rời hẳn so với hình tượng nguyên bản, một người nhiều chuyện, nói lắm giống như nhiều các bà các mẹ.

Một Ngộ Không biết yêu, biết cảm động, xót xa trong Đại thoại Tây Du
Một Ngộ Không biết yêu, biết cảm động, xót xa trong Đại thoại Tây Du

Đằng sau tiếng cười phê phán, giới trẻ có cái nhìn vừa ghét vừa yêu, vừa thương vừa hận đối với lớp người gia trưởng, bảo cựu xưa cũ. Nhân vật Đường Tăng một mặt là một người lắm điều, khiến người ta thấy khó chịu. Một mặt khác ông lại ra sức bảo vệ cho những lỗi sai của đồ đệ, cam chịu hy sinh tính mạng quý báu nhất của bản thân.

Cách làm phim như trên cũng chỉ là chọc cười, pha trò và khoa trương, có ý mổ xẻ và phân tích một cách đầy đủ về những mối quan hệ truyền thống của Trung Quốc, kiểu quan niệm tam cương ngũ , những quan hệ tối quan trọng của “thiên địa quân thân sư” như quân thần, cha con, thầy trò. Mục đích cũng là để nhấn mạnh việc những quy phạm, phép tắc lễ giáo quá cổ hủ như thế tất yếu sẽ bị đào thải, xóa bỏ và chìm vào quên lãng. Như vậy, đối với bất kỳ những việc làm, hành động hay phong trào nào có tính xây dựng, tái thiết một mô phạm lý luận mới, đó được coi là những yếu tố có tính thách thức và ảnh hưởng, tác động đến thế kỷ mới, thời đại mới.

Ảnh hưởng trực tiếp lối viết của thế hệ nhà văn trẻ

Năm 2000, một trong mười cây viết trên mạng được chú ý nhất Trung Quốc là nhà văn Kim Hà với tác phẩm Ngộ Không truyền kỳ, một tác phẩm được coi là có ảnh hưởng sâu sắc từ thể loại phim nhảm của Châu Tinh Trì. Với tác phẩm này, Kim Hà đã đi sâu phân tích một cách thấu đáo về tình yêu giữa Ngộ Không và Tử Hà.

Tình yêu của Ngộ Không (Châu Tinh Trì) với tiên nữ Tử Hà (Chu Ân)
Tình yêu của Ngộ Không (Châu Tinh Trì) với tiên nữ Tử Hà (Chu Ân)

Cách nói này là một cú đánh thẳng, một cách nói châm biếm đầy sâu cay đối với truyền thống. Nhân tính ở đây phải được viết hoa, sự đối lập giữa thần và yêu ma cũng trở thành sự đối lập trong nhân tính con người. Ở đây, chủ nghĩa khai sáng và chủ nghĩa hậu hiện đại đều có tác dụng là đập tan quy phạm lý luận truyền thống. Bằng cách sử dụng phong cách châm biếm, đả kích và gây cười, bằng việc lật đổ những giáo điều truyền thống trên đã hoàn thành nhiệm vụ của cái gọi là chủ nghĩa khai sáng.

Trong bộ phim nhảm Chuột yêu mèo/Cat and Mouse (2003) của đạo diễn Trần Gia Thượng, cô nàng chuột lông gấm Bạch Ngọc Thường (Trương Bá Chi đóng) lại trở thành một thiếu nữ đang độ tuổi xuân vừa duyên dáng, vừa phong lưu đa tình. Hay nhân vật Tô Đông Pha trong bộ phim nhảm Tiếng gầm sư tử Hà Đông/The Lion Roars (2002) của Mã Vĩ Hào lại là một kẻ côn đồ nho học phàm ăn tục uống.

Chuột yêu Mèo là một trong những bộ phim ảnh hưởng từ phim nhảm Châu Tinh Trì
Chuột yêu Mèo là một trong những bộ phim ảnh hưởng từ phim nhảm Châu Tinh Trì
 
Còn tiếp...

Theo Dân Trí

Posted at 20:51 |  by Unknown
© 2013 Tin Mới Nhanh. WP Theme-junkie converted by BloggerTheme9
back to top