All Stories
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Giữa phố, chợ đông người qua lại, nam thanh niên xuất hiện không một mảnh vải che thân và thản nhiên bước đi…
Clip được một fanpage đăng tải lên mạng xã hội facebook ngày hôm nay, có độ dài đúng 1 phút, giật với tiêu đề rất ngắn gọn “Chàng trai Việt khỏa thân dạo phố”.
Clip xuất hiện trên cộng đồng mạng facebook ngày hôm nay (30/8) 
Clip ghi lại hình ảnh một nam thanh niên cao to, đẹp trai, khuôn mặt rất tỉnh táo, tuy nhiên đang trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Sau đó nam thanh niên này thản nhiên bước đi giữa phố, chợ đông người, cùng nhiều xe cộ qua lại.
 Hình ảnh nam thanh niên khỏa thân, thản nhiên bước đi trên phố
Ngay sau khi xuất hiện trên facebook, clip đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của hàng trăm người, cùng với nhiều lượt chia sẻ và bình luận khác nhau.
Nickname Không Sợ thắc mắc: “Tại sao anh ta lại làm như vậy nhỉ? Hay muốn được nổi tiếng không có cách nào khác, nên đành phải làm như thế này?”. “Người này nhất định, nắng không ưa, mưa không chịu, gắt gió, kỵ mù sương. Tóm lại là… bị khùng”, nickname Trần Thanh Tùng chia sẻ.
Nhân vụ "ông Tưng - bà Tưng" từng gây xôn xao cộng đồng mạng thời gian vừa qua, thành viên Cuong... ví von: "Đây đích thực là ông Tưng phiên bản 2.0". “Lại xuất hiện thêm một ông Tưng nữa rồi! Có khi đầu óc có vấn đề mới “nude”, để bước đi trên phố như thế”, nickname Huy Hai bình luận.
Nhiều ý kiến bình luận từ phía cư dân mạng 
Theo thông tin từ phía cư dân mạng, hình ảnh nam thanh niên khỏa thân trong clip xuất hiện cách đây vài hôm, trên phố Phan Văn Trường, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hiện tại, clip vẫn đang được cư dân mạng truyền tay nhau xem một cách “chóng mặt”, nhiều người vẫn thắc mắc, Không biết nguyên nhân tại sao mà nam thanh niên này lại có hành động bất thường như vậy?

Xôn xao clip “ông Tưng 2” khỏa thân bách bộ ở HN

Giữa phố, chợ đông người qua lại, nam thanh niên xuất hiện không một mảnh vải che thân và thản nhiên bước đi…
Clip được một fanpage đăng tải lên mạng xã hội facebook ngày hôm nay, có độ dài đúng 1 phút, giật với tiêu đề rất ngắn gọn “Chàng trai Việt khỏa thân dạo phố”.
Clip xuất hiện trên cộng đồng mạng facebook ngày hôm nay (30/8) 
Clip ghi lại hình ảnh một nam thanh niên cao to, đẹp trai, khuôn mặt rất tỉnh táo, tuy nhiên đang trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Sau đó nam thanh niên này thản nhiên bước đi giữa phố, chợ đông người, cùng nhiều xe cộ qua lại.
 Hình ảnh nam thanh niên khỏa thân, thản nhiên bước đi trên phố
Ngay sau khi xuất hiện trên facebook, clip đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của hàng trăm người, cùng với nhiều lượt chia sẻ và bình luận khác nhau.
Nickname Không Sợ thắc mắc: “Tại sao anh ta lại làm như vậy nhỉ? Hay muốn được nổi tiếng không có cách nào khác, nên đành phải làm như thế này?”. “Người này nhất định, nắng không ưa, mưa không chịu, gắt gió, kỵ mù sương. Tóm lại là… bị khùng”, nickname Trần Thanh Tùng chia sẻ.
Nhân vụ "ông Tưng - bà Tưng" từng gây xôn xao cộng đồng mạng thời gian vừa qua, thành viên Cuong... ví von: "Đây đích thực là ông Tưng phiên bản 2.0". “Lại xuất hiện thêm một ông Tưng nữa rồi! Có khi đầu óc có vấn đề mới “nude”, để bước đi trên phố như thế”, nickname Huy Hai bình luận.
Nhiều ý kiến bình luận từ phía cư dân mạng 
Theo thông tin từ phía cư dân mạng, hình ảnh nam thanh niên khỏa thân trong clip xuất hiện cách đây vài hôm, trên phố Phan Văn Trường, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hiện tại, clip vẫn đang được cư dân mạng truyền tay nhau xem một cách “chóng mặt”, nhiều người vẫn thắc mắc, Không biết nguyên nhân tại sao mà nam thanh niên này lại có hành động bất thường như vậy?

Posted at 09:59 |  by Vo Minh Hoang

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Giả danh người mua hàng rồi lợi dụng sơ hở của chủ nhà để chôm chỉa, lấy cớ hỏi đường nhằm cướp tài sản…là những chiêu trò của một số đối tượng lừa đảo tại TP.Hồ Chí Minh.

Giả danh cán bộ vào nhà dân lừa đảo

Tại khu làng đại học Quốc gia quận Thủ Đức, một số đối tượng giả làm cán bộ phát thuốc diệt ruồi muỗi, khử trùng nước để lừa tiền người dân. Các đối tượng này thường nhằm vào nhà nào chỉ có người già và trẻ em.

Bà Nội, ở gần Làng đại học, cho biết: “Tôi mới ở quê vào chăm cháu. Một hôm thấy có người phụ nữ ăn mặc lịch sự tới hỏi tôi có đăng ký xịt thuốc diệt ruồi muỗi không, nếu có thì đóng 500.000 đồng. Lúc đó con trai tôi đang ngủ ở trên lầu nên tôi bảo với người phụ nữ chờ một chút để tôi đi gọi con dậy đóng tiền thì người đó vội ngăn lại và bảo để lúc khác quay lại rồi vội vàng đi mất. Khi con trai dậy mới nói cho tôi biết đó là những đối tượng lừa đảo, làm gì có gói thuốc khử trùng mà thu tới mấy trăm ngàn”.

Vờ mua hàng, trộm đồ chủ nhà


Nguồn: Internet

Chị Thủy, quận Thủ Đức mở cửa hàng bán sim, cad điện thoại thường xuyên bị các đối tượng giả vờ hỏi mua sim cad rồi trộm luôn mà không trả tiền, chị nói: “Thời gian đầu vì chưa cảnh giác nên chúng tôi thường xuyên bị lừa, sau vì gặp nhiều trường hợp như vậy nên tôi có thể nhận biết về những hành vi lừa lọc của bọn họ. Những đối tượng này thường vào yêu cầu cho xem sim trước khi mua, họ mặc cả rồi chọn tới chọn lui, mỗi sấp sim họ lại luồn vào trong tay áo vài cái một cách tinh vi, nếu không tinh mắt thì rất dễ bị mất”.

Một người dân bán tạp hóa ở làng đại học cho biết thêm: “ Trường hợp lừa đảo ở đây thường xuyên xảy ra lắm, có những người bị lừa một lần rồi mà lần sau vẫn bị chúng nó lừa, hành vi của bọn chúng rất tinh vi, khó có thể nhận ra được. Nạn nhân ở đây chủ yếu là các tạp hóa, hay cửa hàng sim cad điện thoại”.

Vờ hỏi đường để cướp tài sản


Nguồn: Afamily.vn

Chị Hợp, quận 12, TP.HCM là một trong số người từng bị kẻ cướp điểm danh nhưng bất thành. Chị kể lại: “Tôi cùng một người bạn đang trên đường đi làm về, khi dừng đèn đỏ thì có một thanh niên bên cạnh hỏi đường, thấy người ta hỏi, tôi cũng nhiệt tình chỉ. Cho đến khi bạn tôi chạy xe ở đằng sau gọi tên làm tôi giật mình, lúc ấy mới tá hỏa thấy mình đang đứng trên vỉa hè thay vì chạy xe dưới đường, còn chìa khóa xe của tôi thì đang trong tay người thanh niên kia. Tôi vôi vàng giật lại chìa khóa rồi cùng bạn chạy thẳng. Không hiểu anh ta đã dùng thủ đoạn gì nhưng nếu hôm đó không có bạn đi cùng thì e là chiếc xe của tôi đã biến mất rồi”.

Nhận là người quen của nhà vắng chủ bẻ khóa trộm tiền

Chị Thanh, Hóc Môn vẫn chưa hết day dứt khi kể về câu chuyện đã xảy ra cách đây mấy tháng khi chị bị hai đối tượng lừa đảo để vào nhà hàng xóm thực hiện hành vi trộm cắp: “Tôi nhớ hôm đấy là buổi trưa, tôi ra ngoài phơi đồ thì thấy hai người trung niên đang mở khóa cổng của nhà hàng xóm, lúc đó chủ nhà đi vắng, thấy người lạ, tôi lại hỏi thì họ nói rằng là người quen ở xa mới vào, được chủ nhà đưa chìa khóa để vào nhà nghỉ ngơi. Thấy họ nói đúng tên của vợ chồng chủ nhà nên tôi đã không nghi ngờ gì và trở vào ngủ trưa. Chiều hôm ấy mới tá hỏa khi biết rằng nhà hàng xóm của mình đã mất một khoản tiền tương đối lớn và hai người lạ mặt kia chính là kẻ cướp”.

“Tôi cảm thấy rất day dứt với hàng xóm, vì quá chủ quan nên mới bị lừa như vậy. Từ đó tôi đã rút ra bài học cho mình không nên tin tưởng bất kỳ một người lạ mặt nào nữa”, chị Thanh nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet

Lật tẩy những chiêu trò lừa đảo mới xuất hiện ở Sài Gòn

Giả danh người mua hàng rồi lợi dụng sơ hở của chủ nhà để chôm chỉa, lấy cớ hỏi đường nhằm cướp tài sản…là những chiêu trò của một số đối tượng lừa đảo tại TP.Hồ Chí Minh.

Giả danh cán bộ vào nhà dân lừa đảo

Tại khu làng đại học Quốc gia quận Thủ Đức, một số đối tượng giả làm cán bộ phát thuốc diệt ruồi muỗi, khử trùng nước để lừa tiền người dân. Các đối tượng này thường nhằm vào nhà nào chỉ có người già và trẻ em.

Bà Nội, ở gần Làng đại học, cho biết: “Tôi mới ở quê vào chăm cháu. Một hôm thấy có người phụ nữ ăn mặc lịch sự tới hỏi tôi có đăng ký xịt thuốc diệt ruồi muỗi không, nếu có thì đóng 500.000 đồng. Lúc đó con trai tôi đang ngủ ở trên lầu nên tôi bảo với người phụ nữ chờ một chút để tôi đi gọi con dậy đóng tiền thì người đó vội ngăn lại và bảo để lúc khác quay lại rồi vội vàng đi mất. Khi con trai dậy mới nói cho tôi biết đó là những đối tượng lừa đảo, làm gì có gói thuốc khử trùng mà thu tới mấy trăm ngàn”.

Vờ mua hàng, trộm đồ chủ nhà


Nguồn: Internet

Chị Thủy, quận Thủ Đức mở cửa hàng bán sim, cad điện thoại thường xuyên bị các đối tượng giả vờ hỏi mua sim cad rồi trộm luôn mà không trả tiền, chị nói: “Thời gian đầu vì chưa cảnh giác nên chúng tôi thường xuyên bị lừa, sau vì gặp nhiều trường hợp như vậy nên tôi có thể nhận biết về những hành vi lừa lọc của bọn họ. Những đối tượng này thường vào yêu cầu cho xem sim trước khi mua, họ mặc cả rồi chọn tới chọn lui, mỗi sấp sim họ lại luồn vào trong tay áo vài cái một cách tinh vi, nếu không tinh mắt thì rất dễ bị mất”.

Một người dân bán tạp hóa ở làng đại học cho biết thêm: “ Trường hợp lừa đảo ở đây thường xuyên xảy ra lắm, có những người bị lừa một lần rồi mà lần sau vẫn bị chúng nó lừa, hành vi của bọn chúng rất tinh vi, khó có thể nhận ra được. Nạn nhân ở đây chủ yếu là các tạp hóa, hay cửa hàng sim cad điện thoại”.

Vờ hỏi đường để cướp tài sản


Nguồn: Afamily.vn

Chị Hợp, quận 12, TP.HCM là một trong số người từng bị kẻ cướp điểm danh nhưng bất thành. Chị kể lại: “Tôi cùng một người bạn đang trên đường đi làm về, khi dừng đèn đỏ thì có một thanh niên bên cạnh hỏi đường, thấy người ta hỏi, tôi cũng nhiệt tình chỉ. Cho đến khi bạn tôi chạy xe ở đằng sau gọi tên làm tôi giật mình, lúc ấy mới tá hỏa thấy mình đang đứng trên vỉa hè thay vì chạy xe dưới đường, còn chìa khóa xe của tôi thì đang trong tay người thanh niên kia. Tôi vôi vàng giật lại chìa khóa rồi cùng bạn chạy thẳng. Không hiểu anh ta đã dùng thủ đoạn gì nhưng nếu hôm đó không có bạn đi cùng thì e là chiếc xe của tôi đã biến mất rồi”.

Nhận là người quen của nhà vắng chủ bẻ khóa trộm tiền

Chị Thanh, Hóc Môn vẫn chưa hết day dứt khi kể về câu chuyện đã xảy ra cách đây mấy tháng khi chị bị hai đối tượng lừa đảo để vào nhà hàng xóm thực hiện hành vi trộm cắp: “Tôi nhớ hôm đấy là buổi trưa, tôi ra ngoài phơi đồ thì thấy hai người trung niên đang mở khóa cổng của nhà hàng xóm, lúc đó chủ nhà đi vắng, thấy người lạ, tôi lại hỏi thì họ nói rằng là người quen ở xa mới vào, được chủ nhà đưa chìa khóa để vào nhà nghỉ ngơi. Thấy họ nói đúng tên của vợ chồng chủ nhà nên tôi đã không nghi ngờ gì và trở vào ngủ trưa. Chiều hôm ấy mới tá hỏa khi biết rằng nhà hàng xóm của mình đã mất một khoản tiền tương đối lớn và hai người lạ mặt kia chính là kẻ cướp”.

“Tôi cảm thấy rất day dứt với hàng xóm, vì quá chủ quan nên mới bị lừa như vậy. Từ đó tôi đã rút ra bài học cho mình không nên tin tưởng bất kỳ một người lạ mặt nào nữa”, chị Thanh nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet

Posted at 20:07 |  by Vo Minh Hoang
Không phải chỉ đến khi Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn thành lập “tổ đặc nhiệm” tiêu diệt chó lạ, trước đó, rất nhiều thông tin về việc đàn chó không rõ nguồn gốc tấn công người đã làm một vệt các xã “liên tỉnh” Vĩnh Phúc, Thái Nguyên lo lắng!

Chó lạ “cắn người liên tỉnh”

Sự xuất hiện đàn chó lạ không rõ nguồn gốc “cắn người” gây hoang mang dư luận tại nhiều xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên thời điểm tháng 7 đã khiến người dân nơi đây mất ăn mất ngủ.

Sau một thời gian, những tưởng sự việc đã được chấm dứt, thế nhưng, những ngày gần đây, gần 100 người dân xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bị đàn chó lạ tấn công, cắn người đã tiếp tục dấy lên mối lo ngại tưởng đã được ngủ yên.



Chó lạ được người dân thôn Tân Lập, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên phát hiện và đánh chết vào cuối tháng 7/2013.

Bắc Sơn là xã giáp ranh với các xã Thành Công, Minh Đức (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) và xã Ngọc Thanh (thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Chính vì thế, khi sự việc người dân xã Bắc Sơn bị đàn chó lạ tấn công, cắn người, người dân sở tại hoang mang lo lắng cho rằng, đàn cho lạ trước đó đã từng cắn người tại các xã lân cận thuộc Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã “tràn” về Hà Nội, tiếp tục tấn công người dân.

Câu chuyện về đàn chó lạ cắn người vẫn còn “nóng” đối với người dân thuộc các xã “hàng xóm” của Bắc Sơn. Vào cuối tháng 7/2013, người dân xóm Tân Lập (xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) đã tập trung vây bắt và đánh chết một con chó cái trưởng thành.

Ông Nguyễn Văn Vương, người dân xóm Tân Lập phát hiện ra con chó này, kể: buổi sáng ngày 31/7, ông phát hiện con chó lạ xông vào cắn chó của dân nuôi. Vì đã được cảnh báo về chó lạ từ các xóm khác, ông Vương đã gọi cả xóm cùng hùa vào đuổi đánh.

“Con chó này rất khoẻ, dù bị đánh nát đầu, chém đứt cả chân mà vẫn chạy được một đoạn xuống ao trốn chạy. Trước khi bị người dân đánh, nó đã kịp cắn nhiều chó nuôi của xóm” – ông Vương kể.

Ngay trong ngày, Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp đến lấy phần đầu con chó bị đánh chết làm mẫu vật gửi đi giám định. Người dân địa phương tiếp tục truy tìm số chó nuôi bị con chó lạ cắn để tiêu diệt vì lo sợ bị lan truyền bệnh dại.

Theo người dân, đàn chó lạ bắt đầu xuất hiện từ khu vực giáp ranh của xã Thành Công và xã Ngọc Thanh (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), tấn công vào các xóm sau đó tràn đi các nơi khác.

Một tin đồn khác cho rằng, đàn chó lạ được gắn chíp điện tử, trong dạ dày có những vật thể lạ có thể gây dịch bệnh cho người và gia súc… càng khiến người dân các xã xảy ra sự việc thêm hoang mang, lo lắng.

Minh Đức là xã giáp Thành Công. Trước đó, người dân trong xã đã được thông tin về tình hình chó lạ tấn công nên đã đề cao cảnh giác phòng vệ và tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Vào thời điểm 26/7, tại xã Thành Công xuất hiện rất nhiều chó lạ cắn người và gia súc. Một người dân đã bị chó lạ cắn. Sau đó, tại 29 thôn xóm của xã đều phát hiện chó lạ có biểu hiện bị dại, người dân đã đánh chết gần chục con.

Điều đáng nói, người dân khẳng định, toàn bộ số chó trên không phải chó được nuôi tại địa phương.

Ngay lập tức, chính quyền xã Thành Công đã chỉ đạo thành lập các tổ bảo vệ ở từng xóm, trưởng xóm và công an viên trực tiếp phụ trách, kiểm tra tiêu diệt chó lạ, chó mèo lang thang trên địa bàn.

Xã cũng thông báo trên hệ thống loa phát thanh về tình hình chó lạ cắn người và gia súc, yêu cầu người dân tăng cường tự bảo vệ, mỗi khi ra đường cần mang theo gậy gộc đề phòng bị chó tấn công.

Chưa xác định được nguồn gốc!

Về Bắc Sơn thời điểm này, bên cạnh tâm lý hoang mang, lo sợ của người dân còn có sự khấp khởi, hy vọng về việc “tổ đặc nhiệm” sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đàn chó lạ sau khi chúng đã cắn gần 100 người dân trong xã.


Hình dáng to lớn, khác biệt so với chó nhà của đàn chó lạ tấn công người.

Lãnh đạo xã Bắc Sơn, ông Nguyễn Đức Việt cho biết: hiện tượng nhiều con chó lạ xuất hiện cắn người xuất hiện từ khoảng đầu tháng 8/2013. Sau một tuần, trong xã có hơn 50 người bị đàn chó lạ cắn. Thời điểm hiện tại, con số thống kê chưa đầy đủ là 97 người.

Khác với các xã Minh Đức, Thành Công (Phổ Yên, Thái Nguyên), hầu hết các hộ dân trong xã Bắc Sơn đều nuôi chó, trung bình mỗi nhà nuôi từ 2 đến 3 con. Chính vì thế, việc phân biệt chó nhà, chó “hoang” là rất khó khăn. Tổng số chó nuôi tại các nhà dân trong xã Bắc Sơn lên đến hơn 7.000 con.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, chính quyền xã Bắc Sơn đã chỉ đạo tiêm phòng toàn bộ số chó nuôi trong xã. Xã cũng ban hành quy định cấm người dân không được thả rông chó, phải nhốt, xích chó, nếu thả phải có rọ mõm… để phân biệt với đàn chó lạ không rõ nguồn gốc.

Những con chó lạ không có rọ mõm xuất hiện trong làng, nếu người dân phát hiện sẽ báo cáo cho tổ tuần tra đặc biệt để bắt, theo dõi và tiêu hủy trong 48 giờ theo pháp lệnh thú y.

Về đặc điểm, hình dáng nhưng con chó lạ xuất hiện tại xã, PCT Nguyễn Đức Việt cho biết: “Giống chó này cao, gầy, lông ngắn, có màu xám tro hoặc vàng nhạt, đôi khi có những con lông loang hai màu xám và đen. Mõm chó dài, tai dựng. Đặc biệt chúng nặng hơn các giống chó nhà, thường từ 20 – 30 kg, rất khỏe và hung dữ".

Về nguồn gốc của những con chó lạ này, đại diện xã Bắc Sơn cũng chỉ dám phỏng đoán: những con chó này từ khu vực các xã giáp ranh với Bắc Sơn như xã Vạn Phá, xã Thành Công (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) chạy sang.

“Nhiều người nói, chúng từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc chạy theo đường đồi núi về các xã có địa hình thấp, bị người dân đuổi đánh, chúng bỏ sang các xã thuộc huyện Phổ yên, rồi tiếp tục chạy sang Bắc Sơn” – một người dân cho biết.

Theo Vietnamnet

Đàn chó lạ cắn người 'liên tỉnh"

Không phải chỉ đến khi Hà Nội chỉ đạo huyện Sóc Sơn thành lập “tổ đặc nhiệm” tiêu diệt chó lạ, trước đó, rất nhiều thông tin về việc đàn chó không rõ nguồn gốc tấn công người đã làm một vệt các xã “liên tỉnh” Vĩnh Phúc, Thái Nguyên lo lắng!

Chó lạ “cắn người liên tỉnh”

Sự xuất hiện đàn chó lạ không rõ nguồn gốc “cắn người” gây hoang mang dư luận tại nhiều xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên thời điểm tháng 7 đã khiến người dân nơi đây mất ăn mất ngủ.

Sau một thời gian, những tưởng sự việc đã được chấm dứt, thế nhưng, những ngày gần đây, gần 100 người dân xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bị đàn chó lạ tấn công, cắn người đã tiếp tục dấy lên mối lo ngại tưởng đã được ngủ yên.



Chó lạ được người dân thôn Tân Lập, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên phát hiện và đánh chết vào cuối tháng 7/2013.

Bắc Sơn là xã giáp ranh với các xã Thành Công, Minh Đức (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) và xã Ngọc Thanh (thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Chính vì thế, khi sự việc người dân xã Bắc Sơn bị đàn chó lạ tấn công, cắn người, người dân sở tại hoang mang lo lắng cho rằng, đàn cho lạ trước đó đã từng cắn người tại các xã lân cận thuộc Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã “tràn” về Hà Nội, tiếp tục tấn công người dân.

Câu chuyện về đàn chó lạ cắn người vẫn còn “nóng” đối với người dân thuộc các xã “hàng xóm” của Bắc Sơn. Vào cuối tháng 7/2013, người dân xóm Tân Lập (xã Minh Đức, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) đã tập trung vây bắt và đánh chết một con chó cái trưởng thành.

Ông Nguyễn Văn Vương, người dân xóm Tân Lập phát hiện ra con chó này, kể: buổi sáng ngày 31/7, ông phát hiện con chó lạ xông vào cắn chó của dân nuôi. Vì đã được cảnh báo về chó lạ từ các xóm khác, ông Vương đã gọi cả xóm cùng hùa vào đuổi đánh.

“Con chó này rất khoẻ, dù bị đánh nát đầu, chém đứt cả chân mà vẫn chạy được một đoạn xuống ao trốn chạy. Trước khi bị người dân đánh, nó đã kịp cắn nhiều chó nuôi của xóm” – ông Vương kể.

Ngay trong ngày, Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp đến lấy phần đầu con chó bị đánh chết làm mẫu vật gửi đi giám định. Người dân địa phương tiếp tục truy tìm số chó nuôi bị con chó lạ cắn để tiêu diệt vì lo sợ bị lan truyền bệnh dại.

Theo người dân, đàn chó lạ bắt đầu xuất hiện từ khu vực giáp ranh của xã Thành Công và xã Ngọc Thanh (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), tấn công vào các xóm sau đó tràn đi các nơi khác.

Một tin đồn khác cho rằng, đàn chó lạ được gắn chíp điện tử, trong dạ dày có những vật thể lạ có thể gây dịch bệnh cho người và gia súc… càng khiến người dân các xã xảy ra sự việc thêm hoang mang, lo lắng.

Minh Đức là xã giáp Thành Công. Trước đó, người dân trong xã đã được thông tin về tình hình chó lạ tấn công nên đã đề cao cảnh giác phòng vệ và tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Vào thời điểm 26/7, tại xã Thành Công xuất hiện rất nhiều chó lạ cắn người và gia súc. Một người dân đã bị chó lạ cắn. Sau đó, tại 29 thôn xóm của xã đều phát hiện chó lạ có biểu hiện bị dại, người dân đã đánh chết gần chục con.

Điều đáng nói, người dân khẳng định, toàn bộ số chó trên không phải chó được nuôi tại địa phương.

Ngay lập tức, chính quyền xã Thành Công đã chỉ đạo thành lập các tổ bảo vệ ở từng xóm, trưởng xóm và công an viên trực tiếp phụ trách, kiểm tra tiêu diệt chó lạ, chó mèo lang thang trên địa bàn.

Xã cũng thông báo trên hệ thống loa phát thanh về tình hình chó lạ cắn người và gia súc, yêu cầu người dân tăng cường tự bảo vệ, mỗi khi ra đường cần mang theo gậy gộc đề phòng bị chó tấn công.

Chưa xác định được nguồn gốc!

Về Bắc Sơn thời điểm này, bên cạnh tâm lý hoang mang, lo sợ của người dân còn có sự khấp khởi, hy vọng về việc “tổ đặc nhiệm” sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt đàn chó lạ sau khi chúng đã cắn gần 100 người dân trong xã.


Hình dáng to lớn, khác biệt so với chó nhà của đàn chó lạ tấn công người.

Lãnh đạo xã Bắc Sơn, ông Nguyễn Đức Việt cho biết: hiện tượng nhiều con chó lạ xuất hiện cắn người xuất hiện từ khoảng đầu tháng 8/2013. Sau một tuần, trong xã có hơn 50 người bị đàn chó lạ cắn. Thời điểm hiện tại, con số thống kê chưa đầy đủ là 97 người.

Khác với các xã Minh Đức, Thành Công (Phổ Yên, Thái Nguyên), hầu hết các hộ dân trong xã Bắc Sơn đều nuôi chó, trung bình mỗi nhà nuôi từ 2 đến 3 con. Chính vì thế, việc phân biệt chó nhà, chó “hoang” là rất khó khăn. Tổng số chó nuôi tại các nhà dân trong xã Bắc Sơn lên đến hơn 7.000 con.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, chính quyền xã Bắc Sơn đã chỉ đạo tiêm phòng toàn bộ số chó nuôi trong xã. Xã cũng ban hành quy định cấm người dân không được thả rông chó, phải nhốt, xích chó, nếu thả phải có rọ mõm… để phân biệt với đàn chó lạ không rõ nguồn gốc.

Những con chó lạ không có rọ mõm xuất hiện trong làng, nếu người dân phát hiện sẽ báo cáo cho tổ tuần tra đặc biệt để bắt, theo dõi và tiêu hủy trong 48 giờ theo pháp lệnh thú y.

Về đặc điểm, hình dáng nhưng con chó lạ xuất hiện tại xã, PCT Nguyễn Đức Việt cho biết: “Giống chó này cao, gầy, lông ngắn, có màu xám tro hoặc vàng nhạt, đôi khi có những con lông loang hai màu xám và đen. Mõm chó dài, tai dựng. Đặc biệt chúng nặng hơn các giống chó nhà, thường từ 20 – 30 kg, rất khỏe và hung dữ".

Về nguồn gốc của những con chó lạ này, đại diện xã Bắc Sơn cũng chỉ dám phỏng đoán: những con chó này từ khu vực các xã giáp ranh với Bắc Sơn như xã Vạn Phá, xã Thành Công (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) chạy sang.

“Nhiều người nói, chúng từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc chạy theo đường đồi núi về các xã có địa hình thấp, bị người dân đuổi đánh, chúng bỏ sang các xã thuộc huyện Phổ yên, rồi tiếp tục chạy sang Bắc Sơn” – một người dân cho biết.

Theo Vietnamnet

Posted at 20:02 |  by Vo Minh Hoang
Ít tai biết rằng lọt thỏm trong một khu dân cư đông đúc thuộc phường Thụy Khuê, trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), có một nghĩa địa cổ chôn toàn người Tàu.

Một ngày, ngồi cà phê bên hồ Tây, họa sĩ N. chỉ tay ra giữa hồ, chỗ có bóng đen “nổi” dập dềnh trên mặt nước hỏi tôi: “Đố cậu biết cái đống gì giữa hồ kia?”. Tôi còn đang suy nghĩ, thì họa sĩ N. bảo: “Toàn mồ mả giữa hồ. Mộ người Chăm-pa đấy.

Trước ở Hồ Tây có làng người Chăm sinh sống, rồi chết ở ven hồ. Nghĩa địa của họ bị sóng hồ Tây đánh bạt đi, nhấn chìm dưới lòng hồ rồi, giờ chỉ còn vài ngôi lấp ló trên mặt nước”.

Sau khi kể những câu chuyện kinh dị về những ngôi mộ dưới lòng hồ Tây, họa sĩ N. chợt nghiêm nét mặt: “Có chuyện này tớ tìm hiểu lâu rồi, nhưng chưa ra đầu đũa gì cả. Nghe đồn nghĩa địa ấy chôn toàn người Tàu, để trấn yểm Hà Nội đấy. Tớ cũng chỉ nghe các cụ kể lại thôi”.

Nói rồi, họa sĩ N. dẫn tôi cuốc bộ ven hồ Tây, phía làng Trích Sài, Võng Thị, và anh chỉ tôi cái cống, chính là nơi sông Tô Lịch đổ ra hồ Tây. Con sông Tô Lịch xưa, hiện đã bị lấp, nhà cửa xây trùm mặt sông. Dòng sông Tô Lịch đã biến thành một cái cống ngầm chảy dưới lòng đất đổ ra hồ Tây.


Nghĩa địa của người Tàu nằm giữa khu dân cư trên đường Hoàng Hoa Thám.

Dòng sông Tô Lịch đã mang nhiều lời đồn huyễn hoặc về những trận đồ bát quái trấn yểm thành Thăng Long, giờ lại thêm cái nghĩa địa Tàu cổ bí ẩn ngay cạnh con sông Tô Lịch chảy ngầm dưới lòng đất này, thì quả thực những lời đồn lại có thêm cơ sở.

Họa sĩ N. ngoài đam mê sáng tác, thì anh cũng có thú vui tìm hiểu những chuyện kỳ quặc, bí ẩn trong cuộc sống. Nghĩa địa Tàu này ở cách nhà anh không xa, nơi cha ông anh từng sống, nên nó gắn chặt với ký ức của anh.

Họa sĩ N. đang rất lăn tăn, muốn tìm hiểu xem nghĩa địa Tàu này có liên quan gì đến câu chuyện huyền thoại mà các cụ xưa hay kể, về một địa điểm bí mật mà người Tàu trấn yểm ở khu vực cuối sông Tô Lịch, đoạn đổ ra hồ Tây hay không?

Câu chuyện mang tính truyền kỳ này như sau: Người Tàu xưa luôn mang dã tâm xâm chiếm nước Việt, tuy nhiên, những cuộc tấn công quân sự rất tốn người, tốn của, mà không khuất phục được đất nước phía Nam nhỏ bé.


Một ngôi mộ nằm ngay bậc thềm nhà dân.

Để tìm cách thôn tính nước Nam, các triều đại Trung Quốc đã thực hiện “cuộc chiến tâm linh”. Họ cử nhiều pháp sư tài năng sang Việt Nam, đóng vai các lái buôn, ăn mày để đi tìm những địa điểm có nhiều linh khí, để yểm bùa, làm suy yếu linh khí nước Việt.

Pháp sư nổi tiếng nhất là Cao Biền. Ông ta cùng đội ngũ pháp sư đã trấn yểm hàng ngàn điểm ở khắp nước Việt, đặc biệt quanh thành Thăng Long.

Thời vua Quang Trung, nước Việt quá hùng mạnh về quân sự, Càn Long không làm gì được, nên đã sử dụng phương pháp yểm bùa như các triều đại trước đã thực hiện.

Họ đã chọn được một địa điểm được coi là nơi phát ra linh khí khiến nước Việt hưng thịnh. Khu vực đó nằm ở phía tây của thành Thăng Long, phía cuối của con sông Tô Lịch.

Các pháp sư triều đình nhà Thanh đã bí mật lập một khu nghĩa địa ở địa điểm đó. Tại nghĩa địa đó, họ chôn người chết như bình thường, để làm bình phong, tuy nhiên, bên dưới nghĩa địa, họ đào một đường hầm rất sâu, với những gian phòng lớn, để thực hiện việc yểm bùa.


Các ngôi mộ đều có chữ Tàu.

Theo truyền thuyết mà những cụ già thời xưa truyền lại, thì tại căn phòng bí mật phía tây Hà Nội, hàng năm, người Tàu đã sử dụng những trinh nữ để yểm.

Họ bắt một cô gái xinh đẹp người Trung Quốc, tuổi 15-16, là trinh nữ. Trinh nữ này sẽ ngậm một lát sâm và bị nhốt trong hầm. Trinh nữ này bị trói chặt, lại phải uống bùa, nên không nói được, không cử động được.

Nhốt trong hầm khoảng 100 ngày, thì trinh nữ sẽ chết trong tư thế ngồi. Trinh nữ chết một cách đau đớn, oan khuất, sẽ biến thành hồn ma vất vưởng, chứa chất oán thù, linh hồn không bao giờ siêu thoát được. Trinh nữ ấy sẽ quấy phá vùng đất, phá tan linh địa.

Lại có lời đồn cho rằng, người Tàu xưa lập ra nghĩa địa này, chôn cất người chết, tạo ra khung cảnh âm u, không ai dám đến. Tại đây, họ xây dựng những đường hầm và cất giấu của cải. Để giữ được kho báu, họ đã trấn yểm một trinh nữ.

Họa sĩ N. cho biết, trước đây anh có theo một nhà phong thủy nổi tiếng ở Hà Nội giải mã huyền thoại này. Nhà phong thủy này đã nghiên cứu nhiều địa điểm ở khu vực quanh Hồ Tây nhằm phát hiện vị trí yểm bùa, tìm cách hóa giải bùa, giải phóng linh khí.


Một ngôi mộ Tàu ở nghĩa địa trên đường Hoàng Hoa Thám.

Nhà phong thủy này đã đặt ra nhiều điểm nghi vấn. Trong số hàng chục địa điểm tương đối giống với câu chuyện trên, có hai địa điểm mang tính thuyết phục cao là “động Thông Thiên”, chính là ngôi mộ Hán ở đình Quán La, và khu nghĩa địa Tàu ở phường Thụy Khuê.

Mỗi khu vực đều có một vài đặc điểm trùng khớp với huyền thoại này, tuy nhiên, huyền thoại trên có gắn với hai địa điểm này hay không, thì chưa có căn cứ để kết luận.

Trong khi chưa tìm được câu trả lời, thì nhà phong thủy nọ đã bị tai biến trong một lần đi trấn yểm cho một ngôi mộ ở miền Trung. Hiện ông sống thực vật.

Vụ tai biến xảy đến với nhà phong thủy nọ khiến họa sĩ N. rất buồn, vì cuộc tìm kiếm cái gọi là địa điểm trấn yểm của các pháp sư người Tàu ở phía tây thành Thăng Long thất bại và địa điểm huyền thoại ấy lại rơi vào bí mật.

Sau khi đeo đủ thứ bùa ngải vào người, chiếc nanh hổ, cùng với mấy chiếc nhẫn, vòng đính đá ruby, mà anh tin có tác dụng xua đuổi tà ma, họa sĩ N. lấy dũng khí dẫn tôi vào khu nghĩa địa Tàu.

Khu nghĩa địa ấy nằm trong một con ngõ nhỏ xíu, rất dốc, bên đường Hoàng Hoa Thám.

TS. Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, cho hay: “Việc các pháp sư người Trung Quốc trấn yểm ở Việt Nam được lịch sử ghi chép. Tuy nhiên, chuyện họ lập nghĩa địa chôn người Hoa để yểm bùa thì chưa thấy sách sử, hay truyền thuyết nào nói đến cả.

Trước đây, người Hoa buôn bán, định cư ở Việt Nam nhiều, nên họ chết rồi chôn ở Việt Nam cũng không có gì là lạ. Ở khắp Việt Nam chỗ nào có người Hoa sinh sống, thì chẳng có mộ của người Hoa. Hà Nội từng là nơi người Hoa làm ăn, buôn bán rất đông.

Theo quan điểm của tôi, đó chỉ là khu mộ bình thường, không có yếu tố yểm bùa ở đó. Chính quyền cũng nên di chuyển khu mộ đó ra khỏi khu dân cư, để đảm bảo môi trường sống vệ sinh và văn minh”.

Theo VTC

Nghĩa địa chôn người Tàu bí ẩn giữa Hà Nội

Ít tai biết rằng lọt thỏm trong một khu dân cư đông đúc thuộc phường Thụy Khuê, trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), có một nghĩa địa cổ chôn toàn người Tàu.

Một ngày, ngồi cà phê bên hồ Tây, họa sĩ N. chỉ tay ra giữa hồ, chỗ có bóng đen “nổi” dập dềnh trên mặt nước hỏi tôi: “Đố cậu biết cái đống gì giữa hồ kia?”. Tôi còn đang suy nghĩ, thì họa sĩ N. bảo: “Toàn mồ mả giữa hồ. Mộ người Chăm-pa đấy.

Trước ở Hồ Tây có làng người Chăm sinh sống, rồi chết ở ven hồ. Nghĩa địa của họ bị sóng hồ Tây đánh bạt đi, nhấn chìm dưới lòng hồ rồi, giờ chỉ còn vài ngôi lấp ló trên mặt nước”.

Sau khi kể những câu chuyện kinh dị về những ngôi mộ dưới lòng hồ Tây, họa sĩ N. chợt nghiêm nét mặt: “Có chuyện này tớ tìm hiểu lâu rồi, nhưng chưa ra đầu đũa gì cả. Nghe đồn nghĩa địa ấy chôn toàn người Tàu, để trấn yểm Hà Nội đấy. Tớ cũng chỉ nghe các cụ kể lại thôi”.

Nói rồi, họa sĩ N. dẫn tôi cuốc bộ ven hồ Tây, phía làng Trích Sài, Võng Thị, và anh chỉ tôi cái cống, chính là nơi sông Tô Lịch đổ ra hồ Tây. Con sông Tô Lịch xưa, hiện đã bị lấp, nhà cửa xây trùm mặt sông. Dòng sông Tô Lịch đã biến thành một cái cống ngầm chảy dưới lòng đất đổ ra hồ Tây.


Nghĩa địa của người Tàu nằm giữa khu dân cư trên đường Hoàng Hoa Thám.

Dòng sông Tô Lịch đã mang nhiều lời đồn huyễn hoặc về những trận đồ bát quái trấn yểm thành Thăng Long, giờ lại thêm cái nghĩa địa Tàu cổ bí ẩn ngay cạnh con sông Tô Lịch chảy ngầm dưới lòng đất này, thì quả thực những lời đồn lại có thêm cơ sở.

Họa sĩ N. ngoài đam mê sáng tác, thì anh cũng có thú vui tìm hiểu những chuyện kỳ quặc, bí ẩn trong cuộc sống. Nghĩa địa Tàu này ở cách nhà anh không xa, nơi cha ông anh từng sống, nên nó gắn chặt với ký ức của anh.

Họa sĩ N. đang rất lăn tăn, muốn tìm hiểu xem nghĩa địa Tàu này có liên quan gì đến câu chuyện huyền thoại mà các cụ xưa hay kể, về một địa điểm bí mật mà người Tàu trấn yểm ở khu vực cuối sông Tô Lịch, đoạn đổ ra hồ Tây hay không?

Câu chuyện mang tính truyền kỳ này như sau: Người Tàu xưa luôn mang dã tâm xâm chiếm nước Việt, tuy nhiên, những cuộc tấn công quân sự rất tốn người, tốn của, mà không khuất phục được đất nước phía Nam nhỏ bé.


Một ngôi mộ nằm ngay bậc thềm nhà dân.

Để tìm cách thôn tính nước Nam, các triều đại Trung Quốc đã thực hiện “cuộc chiến tâm linh”. Họ cử nhiều pháp sư tài năng sang Việt Nam, đóng vai các lái buôn, ăn mày để đi tìm những địa điểm có nhiều linh khí, để yểm bùa, làm suy yếu linh khí nước Việt.

Pháp sư nổi tiếng nhất là Cao Biền. Ông ta cùng đội ngũ pháp sư đã trấn yểm hàng ngàn điểm ở khắp nước Việt, đặc biệt quanh thành Thăng Long.

Thời vua Quang Trung, nước Việt quá hùng mạnh về quân sự, Càn Long không làm gì được, nên đã sử dụng phương pháp yểm bùa như các triều đại trước đã thực hiện.

Họ đã chọn được một địa điểm được coi là nơi phát ra linh khí khiến nước Việt hưng thịnh. Khu vực đó nằm ở phía tây của thành Thăng Long, phía cuối của con sông Tô Lịch.

Các pháp sư triều đình nhà Thanh đã bí mật lập một khu nghĩa địa ở địa điểm đó. Tại nghĩa địa đó, họ chôn người chết như bình thường, để làm bình phong, tuy nhiên, bên dưới nghĩa địa, họ đào một đường hầm rất sâu, với những gian phòng lớn, để thực hiện việc yểm bùa.


Các ngôi mộ đều có chữ Tàu.

Theo truyền thuyết mà những cụ già thời xưa truyền lại, thì tại căn phòng bí mật phía tây Hà Nội, hàng năm, người Tàu đã sử dụng những trinh nữ để yểm.

Họ bắt một cô gái xinh đẹp người Trung Quốc, tuổi 15-16, là trinh nữ. Trinh nữ này sẽ ngậm một lát sâm và bị nhốt trong hầm. Trinh nữ này bị trói chặt, lại phải uống bùa, nên không nói được, không cử động được.

Nhốt trong hầm khoảng 100 ngày, thì trinh nữ sẽ chết trong tư thế ngồi. Trinh nữ chết một cách đau đớn, oan khuất, sẽ biến thành hồn ma vất vưởng, chứa chất oán thù, linh hồn không bao giờ siêu thoát được. Trinh nữ ấy sẽ quấy phá vùng đất, phá tan linh địa.

Lại có lời đồn cho rằng, người Tàu xưa lập ra nghĩa địa này, chôn cất người chết, tạo ra khung cảnh âm u, không ai dám đến. Tại đây, họ xây dựng những đường hầm và cất giấu của cải. Để giữ được kho báu, họ đã trấn yểm một trinh nữ.

Họa sĩ N. cho biết, trước đây anh có theo một nhà phong thủy nổi tiếng ở Hà Nội giải mã huyền thoại này. Nhà phong thủy này đã nghiên cứu nhiều địa điểm ở khu vực quanh Hồ Tây nhằm phát hiện vị trí yểm bùa, tìm cách hóa giải bùa, giải phóng linh khí.


Một ngôi mộ Tàu ở nghĩa địa trên đường Hoàng Hoa Thám.

Nhà phong thủy này đã đặt ra nhiều điểm nghi vấn. Trong số hàng chục địa điểm tương đối giống với câu chuyện trên, có hai địa điểm mang tính thuyết phục cao là “động Thông Thiên”, chính là ngôi mộ Hán ở đình Quán La, và khu nghĩa địa Tàu ở phường Thụy Khuê.

Mỗi khu vực đều có một vài đặc điểm trùng khớp với huyền thoại này, tuy nhiên, huyền thoại trên có gắn với hai địa điểm này hay không, thì chưa có căn cứ để kết luận.

Trong khi chưa tìm được câu trả lời, thì nhà phong thủy nọ đã bị tai biến trong một lần đi trấn yểm cho một ngôi mộ ở miền Trung. Hiện ông sống thực vật.

Vụ tai biến xảy đến với nhà phong thủy nọ khiến họa sĩ N. rất buồn, vì cuộc tìm kiếm cái gọi là địa điểm trấn yểm của các pháp sư người Tàu ở phía tây thành Thăng Long thất bại và địa điểm huyền thoại ấy lại rơi vào bí mật.

Sau khi đeo đủ thứ bùa ngải vào người, chiếc nanh hổ, cùng với mấy chiếc nhẫn, vòng đính đá ruby, mà anh tin có tác dụng xua đuổi tà ma, họa sĩ N. lấy dũng khí dẫn tôi vào khu nghĩa địa Tàu.

Khu nghĩa địa ấy nằm trong một con ngõ nhỏ xíu, rất dốc, bên đường Hoàng Hoa Thám.

TS. Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, cho hay: “Việc các pháp sư người Trung Quốc trấn yểm ở Việt Nam được lịch sử ghi chép. Tuy nhiên, chuyện họ lập nghĩa địa chôn người Hoa để yểm bùa thì chưa thấy sách sử, hay truyền thuyết nào nói đến cả.

Trước đây, người Hoa buôn bán, định cư ở Việt Nam nhiều, nên họ chết rồi chôn ở Việt Nam cũng không có gì là lạ. Ở khắp Việt Nam chỗ nào có người Hoa sinh sống, thì chẳng có mộ của người Hoa. Hà Nội từng là nơi người Hoa làm ăn, buôn bán rất đông.

Theo quan điểm của tôi, đó chỉ là khu mộ bình thường, không có yếu tố yểm bùa ở đó. Chính quyền cũng nên di chuyển khu mộ đó ra khỏi khu dân cư, để đảm bảo môi trường sống vệ sinh và văn minh”.

Theo VTC

Posted at 19:13 |  by Vo Minh Hoang
V. là đứa trẻ 5 tuổi con của một người đàn bà làm lẽ. Mẹ đẻ của V là người vô trách nhiệm, ích kỷ nên ngay khi hôn nhân tan vỡ, người đàn bà này đã để bé V. lại cho chồng để đi tìm hạnh phúc mới.

Cha đẻ V. dẫu thương yêu con trai nhưng cũng chẳng thể bao bọc, che chở cho con khỏi những đòn roi khắc nghiệt của người mẹ cả. Rồi bé V. đột nhiên mất tích, 2 tháng sau đó, người ta phát hiện xác bé đã héo quắt, khô đen trong một bao dứa trên bờ đê cách nhà cả chục km …

Ám ảnh về đứa trẻ lên 5

Với những người làm nghề liên quan đến xác chết, thường thì tâm lý họ vững vàng lắm, chí ít cũng chẳng khi nào để cảm xúc chi phối công việc. Nhưng trái với lẽ thường ấy, bác sĩ Nguyễn Đình Rèn – giám định viên pháp y của Công an Hải Phòng  từng chia sẻ với tôi rằng trong đời làm nghề của mình, anh đã cảm thấy ám ảnh thực sự khi bắt tay vào công việc khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y trong vụ xác bé trai 5 tuổi được phát hiện tại bãi rác trên bờ đê ở phường Tân Thành – Dương Kinh – Hải Phòng gần 2 năm về trước. 

Qua khám nghiệm tử thi, trên xác nạn nhân không có dấu vết ngoại lực tác động, nạn nhân bị suy kiệt, chết do nhiều ngày không được ăn uống gì, dạ dày không có thức ăn, ruột không có phân. Sau khi chết, nạn nhân đã bị cho vào bao tải, được cuốn vào chiếc màn tuyn rồi bị vứt ra bãi rác, châm lửa đốt nhằm phi tang nhưng chiếc bao tải đựng xác bé trai chỉ bị lửa “liếm” mất một góc.

Đau lòng thi thể bé trai 5 tuổi khô quắt ở bãi rác

Thời điểm đó, tưởng như việc xác định tung tích nạn nhân rơi vào bế tắc thì xuất hiện một người đàn ông gầy gò, khắc khổ tìm đến hiện trường để xin được nhận diện cái xác. Từ đây, lực lượng công an đã có cơ sở để lấy mẫu xác định gen. Căn cứ vào kết quả của Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ ( Bộ Công an ), công an thành phố Hải Phòng đã kết luận: tử thi nam giới 5 - 7 tuổi phát hiện xác ngày 1.3.2012 tại bờ đê biển ở Tân Hợp, Tân Thành là bé Hoàng Quốc V., 5 tuổi, con đẻ của chị Lê Thị Yến – vợ hai của người đàn ông tìm đến xin được nhận diện xác bé trai.

Lần theo những địa chỉ được cung cấp, tôi tìm đến nhà anh Hoàng Văn Tỉnh (sinh năm 1965, ở Đông Lãm, Đa Phúc, Dương Kinh, Hải Phòng) - cha của bé V. để tìm hiểu về cái chết đầy bí ẩn của cậu bé yểu mệnh. Đã gần 2 năm trôi qua, nhưng nỗi đau mất con của anh Tỉnh vẫn không thể nguôi ngoai, mà nguôi ngoai sao được khi cho đến thời điểm hiện tại, kẻ thủ ác gây ra cái chết oan nghiệt của bé V. vẫn là một ẩn số với gia đình nạn nhân và lực lượng điều tra của Công an Hải Phòng. 

Thắp nén hương cho đứa con trai út xấu số, anh Tỉnh bàng hoàng kể lại vụ việc: “7h sáng ngày 31.12.2011, con trai lớn của tôi là Hoàng Quốc Bảo (sinh năm 1993, con vợ cả) chở cháu Hoàng Quốc V đến trường mầm non để đi học như thường lệ. Do nhà trường nghỉ Tết dương lịch nên cháu Bảo chở V. về nhà rồi cùng bạn đi có chút việc. Lúc này, có vợ cả của tôi là Phạm Thị Huyền (sinh năm 1973) đang ở nhà. 

Đến 9h30 cùng ngày, cháu Bảo quay về nhà hỏi mẹ thì được biết không có V. ở nhà nên Bảo cùng mẹ đi tìm, rồi gọi điện thoại báo cho tôi (lúc đó tôi đang đi làm cách nhà vài cây số) rằng đã tìm khắp thôn nhưng vẫn không thấy V. Nghĩ rằng, cháu chỉ chơi quanh quẩn đâu đó nên khoảng 11h cùng ngày, tôi về nhà rồi cùng mọi người tỏa đi tìm nhưng vẫn không thấy cháu. 

Những ngày sau đó, gia đình tôi đã đăng tin tìm trẻ lạc trên báo, đài, ti vi, rồi ra tận Móng Cái, Quảng Ninh với hy vọng có chút thông tin về cháu nhưng vẫn bặt vô âm tín. Một mặt, gia đình tôi vẫn huy động anh em họ hàng đi tìm kiếm, mặt khác gia đình dựa vào tâm linh đi xem xét nhưng vẫn không có tin tức gì của cháu …”. Hơn 2 tháng sau ngày bé V mất tích, người dân mới phát hiện ra xác chết héo quắt, khô đen của V tại bờ đê cách nhà nạn nhân khoảng hơn chục km.

Giờ đây, ngày ngày người cha khắc khổ vẫn ra mộ thắp hương cho con trai bé nhỏ và khẩn cầu một sự linh thiêng chỉ đường dẫn lỗi để kẻ thủ ác sớm được đưa ra ánh sáng. Nhưng mỗi ngày qua đi là mỗi ngày niềm hy vọng của anh Tỉnh thêm lụi tắt, bởi hơn ai hết, người cha ấy hiểu rằng thời gian sẽ góp phần xóa nhòa đi tất cả, kể cả chứng cứ, tội ác. 

Không chỉ anh Tỉnh mà tất cả những người họ hàng khác của dòng họ Hoàng đều chung nỗi bức xúc trước cái chết tức tưởi của đứa trẻ 5 tuổi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Họ sống những ngày nghi ngờ lẫn nhau trong suốt thời gian qua, bởi ngay khi xác định đây là vụ án mạng, tất cả những người trong gia đình có liên quan đến bé V đều đã lần lượt được cơ quan công an triệu tập thẩm vấn. 

Anh Hoàng Văn Thiệp - anh trai anh Tỉnh nhận định: “Cháu V. là đứa trẻ bụ bẫm, rất thông minh, nhanh nhẹn, ít tiếp xúc với người lạ và không đi chơi xa. Nhà anh Tỉnh bám mặt đường chính của thôn, dân cư đông đúc, vụ việc xảy ra ban ngày, nên việc đối tượng lạ mặt tổ chức bắt cóc cháu bé V. là điều khó có thể xảy ra. Rất có thể người quen dụ cháu bé đi đâu đó chơi, rồi bắt cóc đem bán. Khi vụ việc bị lộ, không thể đưa cháu V đi bán được nên đối tượng đã đem bỏ đói dẫn đến cái chết của cháu …”.

Kiếp chung chồng

Là đàn ông nên anh Tỉnh chẳng dễ dàng chia sẻ những nỗi niềm riêng trong lòng. Nhưng suốt cuộc trò chuyện, đôi mắt người đàn ông ấy chẳng giấu được vẻ day dứt, buồn khổ. 

Anh Tỉnh bảo, với riêng đứa con trai xấu số, anh cảm thấy bản thân có lỗi nhiều lắm, bởi anh đã sinh thành bé V. trong một hoàn cảnh trớ trêu. Bé V. là con trai của anh với người vợ thứ hai. 

“Tháng 10.2005, trong quá trình đi làm thuê, tôi quen Lê Thị Yến, quê ở Tràng Cát, Hải An và lấy người phụ nữ này làm vợ hai. Tháng 6.2006, cháu V. chào đời trong niềm hạnh phúc của họ hàng hai bên nội ngoại, bởi thằng bé kháu khỉnh và bụ bẫm, đáng yêu”, anh Tỉnh nói. Tuy nhiên, mâu thuẫn vợ chồng lại phát sinh, Yến bế cháu V. bỏ về bên ngoại nương nhờ. Hôn nhân không thể hàn gắn, bản thân Yến xác định không thể nuôi bé V. nên sau một thời gian, Yến chủ động đem con “trả” cho anh Tỉnh.

Cám cảnh gà trống nuôi con, tháng 2.2010, anh Tỉnh đi tìm vợ cũ về tiếp tục chung sống. Họ hàng bên nhà anh Tỉnh ra sức can ngăn sự tái hợp này, bởi hơn ai hết, họ thấu hiểu bi kịch cuộc hôn nhân đầu tiên của anh Tỉnh với người vợ cả tên Phạm Thị Huyền. Mặc dù có nếp, có tẻ, các con đều đã khôn lớn trưởng thành, nhưng cuộc sống giữa anh Tỉnh và người vợ cả là Phạm Thị Huyền thường xuyên phát sinh mâu thuẫn, “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. 

Có lần, Huyền vác gậy sắt “dạy” chồng, khiến anh Tỉnh bị chảy máu đầu, phải nhập viện điều trị vết thương. Họ hàng bên nội không một ai chấp nhận nàng dâu có máu côn đồ như Huyền, nên năm 2005, vợ chồng anh Tỉnh đưa nhau ra tòa ly hôn. Hai đứa con vẫn ở với bố, còn Huyền thì sau khi gia đình tan vỡ đã lặng lẽ đi thuê nhà trọ cách nhà hàng chục cây số để ở và đi làm thuê kiếm sống. Từ ngày ly hôn, Huyền không một lần trở về nhà chồng, mấy mẹ con chỉ điện thoại và hẹn gặp nhau tại nhà trọ hoặc quê ngoại của Huyền …

Cuộc tái hợp trở lại giữa anh Tỉnh và người vợ cả tên Huyền khiến bé V. thêm một lần rơi vào bất hạnh. Bị mẹ ruột rũ bỏ trách nhiệm đã đành, sống trong cảnh mẹ ghẻ con chồng, bé V. đã không ít lần phải chịu những trận đòn roi của mẹ cả Phạm Thị Huyền. Anh Tỉnh cho biết, do cháu V. hiếu động, nghịch đồ đạc trong nhà nên có lần bị Huyền cầm gậy vụt chảy máu đầu. 

Sau lần đó, anh Tỉnh đã quyết liệt “dằn mặt” vợ cả, khiến người phụ nữ này không đánh cháu V. nữa, nhưng chính anh Tỉnh cũng phải thừa nhận chuyện Huyền phân biệt đối xử, yêu ghét ra mặt đối với bé V. vẫn là chuyện “cơm bữa”. Trong hoàn cảnh ấy, anh Tỉnh cũng chẳng giấu giếm Huyền ý định sau này sẽ chia đôi căn nhà mà vợ chồng đang ở để cho V. và Bảo, tránh sự tranh chấp tài sản giữa con chung và con riêng …

Đã gần 2 năm kể từ ngày phát hiện ra xác bé V. nhưng thủ phạm gây ra cái chết oan khuất của cháu bé vô tội vẫn là một ẩn số chưa có lời giải. Gia đình anh Tỉnh cũng như dư luận địa phương mong mỏi cơ quan Công an Hải Phòng nhanh chóng điều tra phá án, đưa vụ án ra ánh sáng công lý, để linh hồn cháu V. nơi chín suối được an ủi và sớm siêu thoát.
Theo Hôn nhân & Pháp luật

Đau lòng thi thể bé trai 5 tuổi khô quắt ở bãi rác

V. là đứa trẻ 5 tuổi con của một người đàn bà làm lẽ. Mẹ đẻ của V là người vô trách nhiệm, ích kỷ nên ngay khi hôn nhân tan vỡ, người đàn bà này đã để bé V. lại cho chồng để đi tìm hạnh phúc mới.

Cha đẻ V. dẫu thương yêu con trai nhưng cũng chẳng thể bao bọc, che chở cho con khỏi những đòn roi khắc nghiệt của người mẹ cả. Rồi bé V. đột nhiên mất tích, 2 tháng sau đó, người ta phát hiện xác bé đã héo quắt, khô đen trong một bao dứa trên bờ đê cách nhà cả chục km …

Ám ảnh về đứa trẻ lên 5

Với những người làm nghề liên quan đến xác chết, thường thì tâm lý họ vững vàng lắm, chí ít cũng chẳng khi nào để cảm xúc chi phối công việc. Nhưng trái với lẽ thường ấy, bác sĩ Nguyễn Đình Rèn – giám định viên pháp y của Công an Hải Phòng  từng chia sẻ với tôi rằng trong đời làm nghề của mình, anh đã cảm thấy ám ảnh thực sự khi bắt tay vào công việc khám nghiệm hiện trường, giám định pháp y trong vụ xác bé trai 5 tuổi được phát hiện tại bãi rác trên bờ đê ở phường Tân Thành – Dương Kinh – Hải Phòng gần 2 năm về trước. 

Qua khám nghiệm tử thi, trên xác nạn nhân không có dấu vết ngoại lực tác động, nạn nhân bị suy kiệt, chết do nhiều ngày không được ăn uống gì, dạ dày không có thức ăn, ruột không có phân. Sau khi chết, nạn nhân đã bị cho vào bao tải, được cuốn vào chiếc màn tuyn rồi bị vứt ra bãi rác, châm lửa đốt nhằm phi tang nhưng chiếc bao tải đựng xác bé trai chỉ bị lửa “liếm” mất một góc.

Đau lòng thi thể bé trai 5 tuổi khô quắt ở bãi rác

Thời điểm đó, tưởng như việc xác định tung tích nạn nhân rơi vào bế tắc thì xuất hiện một người đàn ông gầy gò, khắc khổ tìm đến hiện trường để xin được nhận diện cái xác. Từ đây, lực lượng công an đã có cơ sở để lấy mẫu xác định gen. Căn cứ vào kết quả của Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ ( Bộ Công an ), công an thành phố Hải Phòng đã kết luận: tử thi nam giới 5 - 7 tuổi phát hiện xác ngày 1.3.2012 tại bờ đê biển ở Tân Hợp, Tân Thành là bé Hoàng Quốc V., 5 tuổi, con đẻ của chị Lê Thị Yến – vợ hai của người đàn ông tìm đến xin được nhận diện xác bé trai.

Lần theo những địa chỉ được cung cấp, tôi tìm đến nhà anh Hoàng Văn Tỉnh (sinh năm 1965, ở Đông Lãm, Đa Phúc, Dương Kinh, Hải Phòng) - cha của bé V. để tìm hiểu về cái chết đầy bí ẩn của cậu bé yểu mệnh. Đã gần 2 năm trôi qua, nhưng nỗi đau mất con của anh Tỉnh vẫn không thể nguôi ngoai, mà nguôi ngoai sao được khi cho đến thời điểm hiện tại, kẻ thủ ác gây ra cái chết oan nghiệt của bé V. vẫn là một ẩn số với gia đình nạn nhân và lực lượng điều tra của Công an Hải Phòng. 

Thắp nén hương cho đứa con trai út xấu số, anh Tỉnh bàng hoàng kể lại vụ việc: “7h sáng ngày 31.12.2011, con trai lớn của tôi là Hoàng Quốc Bảo (sinh năm 1993, con vợ cả) chở cháu Hoàng Quốc V đến trường mầm non để đi học như thường lệ. Do nhà trường nghỉ Tết dương lịch nên cháu Bảo chở V. về nhà rồi cùng bạn đi có chút việc. Lúc này, có vợ cả của tôi là Phạm Thị Huyền (sinh năm 1973) đang ở nhà. 

Đến 9h30 cùng ngày, cháu Bảo quay về nhà hỏi mẹ thì được biết không có V. ở nhà nên Bảo cùng mẹ đi tìm, rồi gọi điện thoại báo cho tôi (lúc đó tôi đang đi làm cách nhà vài cây số) rằng đã tìm khắp thôn nhưng vẫn không thấy V. Nghĩ rằng, cháu chỉ chơi quanh quẩn đâu đó nên khoảng 11h cùng ngày, tôi về nhà rồi cùng mọi người tỏa đi tìm nhưng vẫn không thấy cháu. 

Những ngày sau đó, gia đình tôi đã đăng tin tìm trẻ lạc trên báo, đài, ti vi, rồi ra tận Móng Cái, Quảng Ninh với hy vọng có chút thông tin về cháu nhưng vẫn bặt vô âm tín. Một mặt, gia đình tôi vẫn huy động anh em họ hàng đi tìm kiếm, mặt khác gia đình dựa vào tâm linh đi xem xét nhưng vẫn không có tin tức gì của cháu …”. Hơn 2 tháng sau ngày bé V mất tích, người dân mới phát hiện ra xác chết héo quắt, khô đen của V tại bờ đê cách nhà nạn nhân khoảng hơn chục km.

Giờ đây, ngày ngày người cha khắc khổ vẫn ra mộ thắp hương cho con trai bé nhỏ và khẩn cầu một sự linh thiêng chỉ đường dẫn lỗi để kẻ thủ ác sớm được đưa ra ánh sáng. Nhưng mỗi ngày qua đi là mỗi ngày niềm hy vọng của anh Tỉnh thêm lụi tắt, bởi hơn ai hết, người cha ấy hiểu rằng thời gian sẽ góp phần xóa nhòa đi tất cả, kể cả chứng cứ, tội ác. 

Không chỉ anh Tỉnh mà tất cả những người họ hàng khác của dòng họ Hoàng đều chung nỗi bức xúc trước cái chết tức tưởi của đứa trẻ 5 tuổi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Họ sống những ngày nghi ngờ lẫn nhau trong suốt thời gian qua, bởi ngay khi xác định đây là vụ án mạng, tất cả những người trong gia đình có liên quan đến bé V đều đã lần lượt được cơ quan công an triệu tập thẩm vấn. 

Anh Hoàng Văn Thiệp - anh trai anh Tỉnh nhận định: “Cháu V. là đứa trẻ bụ bẫm, rất thông minh, nhanh nhẹn, ít tiếp xúc với người lạ và không đi chơi xa. Nhà anh Tỉnh bám mặt đường chính của thôn, dân cư đông đúc, vụ việc xảy ra ban ngày, nên việc đối tượng lạ mặt tổ chức bắt cóc cháu bé V. là điều khó có thể xảy ra. Rất có thể người quen dụ cháu bé đi đâu đó chơi, rồi bắt cóc đem bán. Khi vụ việc bị lộ, không thể đưa cháu V đi bán được nên đối tượng đã đem bỏ đói dẫn đến cái chết của cháu …”.

Kiếp chung chồng

Là đàn ông nên anh Tỉnh chẳng dễ dàng chia sẻ những nỗi niềm riêng trong lòng. Nhưng suốt cuộc trò chuyện, đôi mắt người đàn ông ấy chẳng giấu được vẻ day dứt, buồn khổ. 

Anh Tỉnh bảo, với riêng đứa con trai xấu số, anh cảm thấy bản thân có lỗi nhiều lắm, bởi anh đã sinh thành bé V. trong một hoàn cảnh trớ trêu. Bé V. là con trai của anh với người vợ thứ hai. 

“Tháng 10.2005, trong quá trình đi làm thuê, tôi quen Lê Thị Yến, quê ở Tràng Cát, Hải An và lấy người phụ nữ này làm vợ hai. Tháng 6.2006, cháu V. chào đời trong niềm hạnh phúc của họ hàng hai bên nội ngoại, bởi thằng bé kháu khỉnh và bụ bẫm, đáng yêu”, anh Tỉnh nói. Tuy nhiên, mâu thuẫn vợ chồng lại phát sinh, Yến bế cháu V. bỏ về bên ngoại nương nhờ. Hôn nhân không thể hàn gắn, bản thân Yến xác định không thể nuôi bé V. nên sau một thời gian, Yến chủ động đem con “trả” cho anh Tỉnh.

Cám cảnh gà trống nuôi con, tháng 2.2010, anh Tỉnh đi tìm vợ cũ về tiếp tục chung sống. Họ hàng bên nhà anh Tỉnh ra sức can ngăn sự tái hợp này, bởi hơn ai hết, họ thấu hiểu bi kịch cuộc hôn nhân đầu tiên của anh Tỉnh với người vợ cả tên Phạm Thị Huyền. Mặc dù có nếp, có tẻ, các con đều đã khôn lớn trưởng thành, nhưng cuộc sống giữa anh Tỉnh và người vợ cả là Phạm Thị Huyền thường xuyên phát sinh mâu thuẫn, “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. 

Có lần, Huyền vác gậy sắt “dạy” chồng, khiến anh Tỉnh bị chảy máu đầu, phải nhập viện điều trị vết thương. Họ hàng bên nội không một ai chấp nhận nàng dâu có máu côn đồ như Huyền, nên năm 2005, vợ chồng anh Tỉnh đưa nhau ra tòa ly hôn. Hai đứa con vẫn ở với bố, còn Huyền thì sau khi gia đình tan vỡ đã lặng lẽ đi thuê nhà trọ cách nhà hàng chục cây số để ở và đi làm thuê kiếm sống. Từ ngày ly hôn, Huyền không một lần trở về nhà chồng, mấy mẹ con chỉ điện thoại và hẹn gặp nhau tại nhà trọ hoặc quê ngoại của Huyền …

Cuộc tái hợp trở lại giữa anh Tỉnh và người vợ cả tên Huyền khiến bé V. thêm một lần rơi vào bất hạnh. Bị mẹ ruột rũ bỏ trách nhiệm đã đành, sống trong cảnh mẹ ghẻ con chồng, bé V. đã không ít lần phải chịu những trận đòn roi của mẹ cả Phạm Thị Huyền. Anh Tỉnh cho biết, do cháu V. hiếu động, nghịch đồ đạc trong nhà nên có lần bị Huyền cầm gậy vụt chảy máu đầu. 

Sau lần đó, anh Tỉnh đã quyết liệt “dằn mặt” vợ cả, khiến người phụ nữ này không đánh cháu V. nữa, nhưng chính anh Tỉnh cũng phải thừa nhận chuyện Huyền phân biệt đối xử, yêu ghét ra mặt đối với bé V. vẫn là chuyện “cơm bữa”. Trong hoàn cảnh ấy, anh Tỉnh cũng chẳng giấu giếm Huyền ý định sau này sẽ chia đôi căn nhà mà vợ chồng đang ở để cho V. và Bảo, tránh sự tranh chấp tài sản giữa con chung và con riêng …

Đã gần 2 năm kể từ ngày phát hiện ra xác bé V. nhưng thủ phạm gây ra cái chết oan khuất của cháu bé vô tội vẫn là một ẩn số chưa có lời giải. Gia đình anh Tỉnh cũng như dư luận địa phương mong mỏi cơ quan Công an Hải Phòng nhanh chóng điều tra phá án, đưa vụ án ra ánh sáng công lý, để linh hồn cháu V. nơi chín suối được an ủi và sớm siêu thoát.
Theo Hôn nhân & Pháp luật

Posted at 12:50 |  by Vo Minh Hoang
Một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra tại Đoan Hùng, Phú Thọ làm 2 người tử vong, gần chục người bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện.

Sự việc xảy ra vào hồi 22h ngày 27/08/2013, tại địa điểm đầu cầu Đoan Hùng (Phú Thọ), một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 người chết và 7 người bị thương nặng đã xảy ra tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Tai nạn giao thông thảm khốc gần chục người thương vongHiện trương vụ tai nạn
Vào thời điểm trên, có một vụ va quẹt nhỏ giữa ô tô và xe máy tại phía đầu cầu Đoan Hùng (Phú Thọ) và đường rẽ vào xã Phong Phú.

Đúng lúc này, một chiếc xe khách mang nhãn hiệu Universe của nhà xe Hồng Thịnh chạy tuyến Hà Nội – Tuyên Quang khi đi tới khu vực đầu cầu Đoan Hùng bất ngờ bị mất lái vì tránh xe máy đi trước đầu xe.

Sau khi mất lái, chiếc xe khách đã lao thẳng vào một đám đông người dân đang tụ tập xem tai nạn.
Vụ tai nạn khiến 1 người chết tại chỗ vì bị bánh xe ô tô khách chèn qua người, 10 người bị thương trong tình trạng nguy kịch được đưa tới bệnh viện Hùng Vương cấp cứu. Đến sáng 28/8, có thêm một nạn nhân là chị Lê Thị Tám (45 tuổi, ở thị trấn Đoan Hùng) tử vong do bị thương nặng.

Nguyên nhân của vụ tai nạn là do nam thanh niên điều khiển xe máy đã vượt đầu xe khách, lạng lách sau đó bất ngờ rẽ khiến lái xe khách buộc phải đánh lái và gây tai nạn.

Thông tin về vụ việc sẽ tiếp tục được cập nhật.
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Tai nạn giao thông thảm khốc gần chục người thương vong

Một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra tại Đoan Hùng, Phú Thọ làm 2 người tử vong, gần chục người bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện.

Sự việc xảy ra vào hồi 22h ngày 27/08/2013, tại địa điểm đầu cầu Đoan Hùng (Phú Thọ), một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 người chết và 7 người bị thương nặng đã xảy ra tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Tai nạn giao thông thảm khốc gần chục người thương vongHiện trương vụ tai nạn
Vào thời điểm trên, có một vụ va quẹt nhỏ giữa ô tô và xe máy tại phía đầu cầu Đoan Hùng (Phú Thọ) và đường rẽ vào xã Phong Phú.

Đúng lúc này, một chiếc xe khách mang nhãn hiệu Universe của nhà xe Hồng Thịnh chạy tuyến Hà Nội – Tuyên Quang khi đi tới khu vực đầu cầu Đoan Hùng bất ngờ bị mất lái vì tránh xe máy đi trước đầu xe.

Sau khi mất lái, chiếc xe khách đã lao thẳng vào một đám đông người dân đang tụ tập xem tai nạn.
Vụ tai nạn khiến 1 người chết tại chỗ vì bị bánh xe ô tô khách chèn qua người, 10 người bị thương trong tình trạng nguy kịch được đưa tới bệnh viện Hùng Vương cấp cứu. Đến sáng 28/8, có thêm một nạn nhân là chị Lê Thị Tám (45 tuổi, ở thị trấn Đoan Hùng) tử vong do bị thương nặng.

Nguyên nhân của vụ tai nạn là do nam thanh niên điều khiển xe máy đã vượt đầu xe khách, lạng lách sau đó bất ngờ rẽ khiến lái xe khách buộc phải đánh lái và gây tai nạn.

Thông tin về vụ việc sẽ tiếp tục được cập nhật.
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Posted at 12:48 |  by Vo Minh Hoang

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Ngay trong chiều tối 24/8, Cơ quan CSĐT Công an Tp. Hà Nội đã thực hiện lệnhkhám xét khẩn cấp nơi cư trú và nơi làm việc của nữ Hiệu phó Trường THPT Dân lậpPhương Nam Trương Thị Hải Yến.
Đến khoảng 20h cùng ngày, công tác khám xét đã được hoàn tất,rất nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đãbị cơ quan công an niêm phong và thu giữ.
Thông tin, bất ngờ, hiệu phó, tỷ
Xe chuyên dụng của cơ quan CSĐT tại sân Trường THPT dân lập Phương Nam chiều 24/8
Làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chiều ngày 24/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã tống đạt quyếtđịnh khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với nữ Hiệu phó trường THPT Dânlập Phương Nam Trương Thị Hải Yến cùng hai người thân là bà Trương Thị Kim Dung(51 tuổi, em gái bà Yến) và Mai Huy Thành (28 tuổi, con trai bà Yến, đều trú ởphường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảochiếm đoạt tài sản.

Trước đó, ngày 23/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã có mặt tại Trường THPTDân lập Phương Nam, mời bà Yến tới Công an phường Định Công làm việc nhằm làm rõvề nghi án vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng.
Tiếp đó, bà Yến được đưa lên xe đặc chủng tới thẳng Công anquận Hoàng Mai để tiếp tục điều tra làm rõ. Bà Yến cùng hai người thân được đưavề Trường THPT Dân lập Phương Nam (ở Lô 18, Khu đô thị mới Định Công, phườngĐịnh Công, quận Hoàng Mai), để thực hiện lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc.

Trước đó, bà Trương Thị Hải Yến bị 18 cá nhân tố đã vay của họ hơn 268 tỷ và 16quyển sổ đỏ. Đến nay, đã quá hạn nhưng bà Yến vẫn không hoàn trả.
 Từ đầu tháng 8, hàng chục chủ nợ đã tập trung tại khuvực trước cổng Trường THPT Dân lập Phương Nam với băng rôn, khẩu hiệu, thậm chídùng cả loa để đòi nợ. Nhóm người này còn tự ý vào Trường tổ chức ăn, nghỉ tạicăng tin để gây áp lực.

Sự việc ồn ào và gây mất trật tự này đã khiến Công an phường Định Công phải cửcán bộ xuống yêu cầu các chủ nợ giải tán, ổn định lại trật tự quanh khu vựcTrường.
Thông tin, bất ngờ, hiệu phó, tỷ
Bà Trương Thị Hải Yến
Đuổi chồng ra khỏi trường
Ông Mai Thanh Hòa (59 tuổi, ở tổ 37, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, HàNội), nguyên là Phó hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Phương Nam vàlà chồng bà Yến. Ngước mắt nhìn vào ngôi trường, ông Hòa thốt lên: “Bà Yến đãphá tan ngôi trường mà tôi mất bao nhiêu công sức gây dựng”.
Theo lời ông Hòa, Trường THPT Dân lập Phương Nam trước kia chỉ là Trường Tiểuhọc Dân lập Phương Nam. Năm 1996 khi Nhà nước chủ trương xã hội hóa giáo dục,ông Hòa cùng với một người bạn cùng lớp đại học với vợ tên là Cấn Hữu Hải (ở Khutập thể Sơn Tây, quận Đống Đa, Hà Nội) đã đứng ra thành lập Trường Tiểu học Dânlập Phương Nam và thuê trụ sở trên đường Trường Chinh.
Năm 2003, sau một thời gian hoạt động, lượng học sinh tăngông quyết định thuê trụ sở ở đường Đại La (quận Hai Bà Trưng). Cũng từ đây, HĐQTTrường tiểu học Dân lập Phương Nam quyết định thành lập thêm cả Trường THCS vàTHPT Dân lập Phương Nam.
“Năm 2005, chúng tôi báo cáo UBND TP và Sở GD&ĐT Hà Nộixin cấp đất xây dựng trường, chính là khu đất mà Trường THPT Dân lập Phương Namhiện nay” - ông Hòa cho hay.

Trong quá trình xây dựng trụ sở trường học mới, ông Cấn Hữu Hải đã góp 2,8 tỷđồng, vợ chồng ông Hòa, bà Yến góp 20 tỷ đồng. 
Lúc này, bà Yến cũng đã xin nghỉcông tác ở Sở GD&ĐT, do là người góp vốn nên được Ban quản trị giao nhiệm vụ giữchức Phó hiệu trưởng, kiêm Ủy viên Hội đồng quản trị nhà trường.

Theo ông Hòa, đầu năm 2007, ông nghỉ phép để vào miền Nam thăm đồng đội và chiếntrường cũ. Khi quay về trường thì ông phát hiện toàn bộ lực lượng bảo vệ đã bịvợ mình đuổi việc.
Chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì ông bị lực lượng bảo vệ mới“tóm cổ” ném ra khỏi trường. Không dừng lại ở đó, ông Hòa còn bị vợ mình raquyết định đuổi khỏi HĐQT, dán thông báo cấm không được vào trường và bảo vệđược “dặn” đánh gãy chân nếu ông cố tình xông vào trường.

Nguy cơ tiền mất, tật mang

Theo Luật sư Nguyễn Đăng Quang - Văn phòng Luật sư Đăng Quang và cộng sự: “Việcnhững người cho bà Yến vay hoặc đưa sổ đỏ nhờ bà Yến vay hộ có lấy lại được tiềnvà sổ đỏ của mình còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Đó là mức độ ăn năn, hối lỗi và khả năng khắc phục hậu quảcủa đương sự. Thứ hai, cơ quan điều tra có điều tra ra được hoặc đúng hơn là cóthu hồi được những tài sản bất minh do việc phạm tội mà có hay không.
Trong trường hợp những số tiền đó được chuyển thành tài sảncủa trường thì cơ quan điều tra cũng phải xác minh được đâu là những tài sản bấtminh được tạo ra do việc vay nợ, cầm cố mà có, chưa kể phải tính đến cả tìnhhuống tẩu tán tài sản.

Tin tưởng nhau một cách mơ hồ và hám lợi, khi xảy ra vấn đề tranh chấp, kiệntụng thì người bị hại tiếp tục bị chịu thiệt”.

Theo Giaothongvantai.vn

Chồng bà Yến bật mí thông tin bất ngờ

Ngay trong chiều tối 24/8, Cơ quan CSĐT Công an Tp. Hà Nội đã thực hiện lệnhkhám xét khẩn cấp nơi cư trú và nơi làm việc của nữ Hiệu phó Trường THPT Dân lậpPhương Nam Trương Thị Hải Yến.
Đến khoảng 20h cùng ngày, công tác khám xét đã được hoàn tất,rất nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đãbị cơ quan công an niêm phong và thu giữ.
Thông tin, bất ngờ, hiệu phó, tỷ
Xe chuyên dụng của cơ quan CSĐT tại sân Trường THPT dân lập Phương Nam chiều 24/8
Làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chiều ngày 24/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã tống đạt quyếtđịnh khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với nữ Hiệu phó trường THPT Dânlập Phương Nam Trương Thị Hải Yến cùng hai người thân là bà Trương Thị Kim Dung(51 tuổi, em gái bà Yến) và Mai Huy Thành (28 tuổi, con trai bà Yến, đều trú ởphường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảochiếm đoạt tài sản.

Trước đó, ngày 23/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã có mặt tại Trường THPTDân lập Phương Nam, mời bà Yến tới Công an phường Định Công làm việc nhằm làm rõvề nghi án vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng.
Tiếp đó, bà Yến được đưa lên xe đặc chủng tới thẳng Công anquận Hoàng Mai để tiếp tục điều tra làm rõ. Bà Yến cùng hai người thân được đưavề Trường THPT Dân lập Phương Nam (ở Lô 18, Khu đô thị mới Định Công, phườngĐịnh Công, quận Hoàng Mai), để thực hiện lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc.

Trước đó, bà Trương Thị Hải Yến bị 18 cá nhân tố đã vay của họ hơn 268 tỷ và 16quyển sổ đỏ. Đến nay, đã quá hạn nhưng bà Yến vẫn không hoàn trả.
 Từ đầu tháng 8, hàng chục chủ nợ đã tập trung tại khuvực trước cổng Trường THPT Dân lập Phương Nam với băng rôn, khẩu hiệu, thậm chídùng cả loa để đòi nợ. Nhóm người này còn tự ý vào Trường tổ chức ăn, nghỉ tạicăng tin để gây áp lực.

Sự việc ồn ào và gây mất trật tự này đã khiến Công an phường Định Công phải cửcán bộ xuống yêu cầu các chủ nợ giải tán, ổn định lại trật tự quanh khu vựcTrường.
Thông tin, bất ngờ, hiệu phó, tỷ
Bà Trương Thị Hải Yến
Đuổi chồng ra khỏi trường
Ông Mai Thanh Hòa (59 tuổi, ở tổ 37, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, HàNội), nguyên là Phó hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Phương Nam vàlà chồng bà Yến. Ngước mắt nhìn vào ngôi trường, ông Hòa thốt lên: “Bà Yến đãphá tan ngôi trường mà tôi mất bao nhiêu công sức gây dựng”.
Theo lời ông Hòa, Trường THPT Dân lập Phương Nam trước kia chỉ là Trường Tiểuhọc Dân lập Phương Nam. Năm 1996 khi Nhà nước chủ trương xã hội hóa giáo dục,ông Hòa cùng với một người bạn cùng lớp đại học với vợ tên là Cấn Hữu Hải (ở Khutập thể Sơn Tây, quận Đống Đa, Hà Nội) đã đứng ra thành lập Trường Tiểu học Dânlập Phương Nam và thuê trụ sở trên đường Trường Chinh.
Năm 2003, sau một thời gian hoạt động, lượng học sinh tăngông quyết định thuê trụ sở ở đường Đại La (quận Hai Bà Trưng). Cũng từ đây, HĐQTTrường tiểu học Dân lập Phương Nam quyết định thành lập thêm cả Trường THCS vàTHPT Dân lập Phương Nam.
“Năm 2005, chúng tôi báo cáo UBND TP và Sở GD&ĐT Hà Nộixin cấp đất xây dựng trường, chính là khu đất mà Trường THPT Dân lập Phương Namhiện nay” - ông Hòa cho hay.

Trong quá trình xây dựng trụ sở trường học mới, ông Cấn Hữu Hải đã góp 2,8 tỷđồng, vợ chồng ông Hòa, bà Yến góp 20 tỷ đồng. 
Lúc này, bà Yến cũng đã xin nghỉcông tác ở Sở GD&ĐT, do là người góp vốn nên được Ban quản trị giao nhiệm vụ giữchức Phó hiệu trưởng, kiêm Ủy viên Hội đồng quản trị nhà trường.

Theo ông Hòa, đầu năm 2007, ông nghỉ phép để vào miền Nam thăm đồng đội và chiếntrường cũ. Khi quay về trường thì ông phát hiện toàn bộ lực lượng bảo vệ đã bịvợ mình đuổi việc.
Chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì ông bị lực lượng bảo vệ mới“tóm cổ” ném ra khỏi trường. Không dừng lại ở đó, ông Hòa còn bị vợ mình raquyết định đuổi khỏi HĐQT, dán thông báo cấm không được vào trường và bảo vệđược “dặn” đánh gãy chân nếu ông cố tình xông vào trường.

Nguy cơ tiền mất, tật mang

Theo Luật sư Nguyễn Đăng Quang - Văn phòng Luật sư Đăng Quang và cộng sự: “Việcnhững người cho bà Yến vay hoặc đưa sổ đỏ nhờ bà Yến vay hộ có lấy lại được tiềnvà sổ đỏ của mình còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Đó là mức độ ăn năn, hối lỗi và khả năng khắc phục hậu quảcủa đương sự. Thứ hai, cơ quan điều tra có điều tra ra được hoặc đúng hơn là cóthu hồi được những tài sản bất minh do việc phạm tội mà có hay không.
Trong trường hợp những số tiền đó được chuyển thành tài sảncủa trường thì cơ quan điều tra cũng phải xác minh được đâu là những tài sản bấtminh được tạo ra do việc vay nợ, cầm cố mà có, chưa kể phải tính đến cả tìnhhuống tẩu tán tài sản.

Tin tưởng nhau một cách mơ hồ và hám lợi, khi xảy ra vấn đề tranh chấp, kiệntụng thì người bị hại tiếp tục bị chịu thiệt”.

Theo Giaothongvantai.vn

Posted at 17:30 |  by Unknown
Gần 30 năm nay, người phụ nữ ấy vẫn ngày đêm làm cái việc mà chẳng ai muốn làm - đó là chăm sóc cho những… xác chết.
Có nhiều người bảo chị là người đàn bà "gàn dở", chị mặc kệ vì quan điểm, công việc chị làm xuất phát từ cái tâm. Gần cả cuộc đời, chị tận tâm với nghề quên cả đi tìm hạnh phúc riêng cho mình.
Đó là chị Nguyễn Thị Sáu (SN 1951), trú ở xóm Tân Vinh, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), nhân viên bệnh viện huyện Yên Thành. 
"Vị cứu tinh" của… những linh hồn thoát xác
Hỏi về chị Sáu, người dân xã Vĩnh Thành, ai cũng biết và kể về chị, với giọng nói và ánh mắt đầy thán phục. Bởi đức hy sinh, tinh thần trách nhiệm cao với công việc và với người chết, chị Sáu được người dân nơi đây đặt cho biệt danh là "vị cứu tinh" của những xác chết. "Chị  Sáu hăng say với nghề lắm. Hơn 60 tuổi, mải mê với công việc, đến nay chị vẫn chưa lấy chồng. Nhìn người ta bằng tuổi chị đã có cháu bế, cháu bồng, nhiều lúc thấy chị như vậy, chúng tôi cũng thấy chạnh lòng thay cho chị", bà Hoa - hàng xóm cho biết.
Người phụ nữ 30 năm yêu xác chết, quên lấy chồngNgôi nhà chị Sáu tự thiết kế.
Nhìn khuôn mặt phúc hậu, tính tình hiền lành của chị khiến nhiều người thắc mắc, vì sao chừng ấy tuổi rồi, chị vẫn chưa lập gia đình. "Tôi cũng có nhiều người theo đuổi, nhưng đam mê với "nghề" đã làm tôi quên mất đi tình yêu của mình. Tôi coi công việc của mình như động lực sống, như chính tình yêu của mình vậy. Mỗi lần khâm liệm xong xác chết tôi cảm thấy hạnh phúc lắm bởi những máu me, những bụi bẩn của trần gian đã được gột sạch, mặc quần áo mới cho họ tôi cảm giác như tiếp thêm một sức mạnh vậy. Tôi luôn cầu mong sang thế giới bên kia họ có cuộc sống tốt đẹp hơn", chị Sáu tâm sự
Mặc dù gia đình và bạn bè đã nhiều lần khuyên ngăn chị từ bỏ "nghề" để xây dựng hạnh phúc cho mình nhưng chị vẫn không chịu nghe lời, bởi đối với chị chăm lo "xác chết" là một nhiệm vụ rồi. Cũng có nhiều người sợ chị bởi suốt ngày tiếp xúc với xác chết không chừng sẽ bị bệnh tật, ám ảnh nhưng với tính cách mạnh mẽ như con trai, dù lời ra tiếng vào của người đời, sự khuyên răn của gia đình nhưng chị vẫn quyết tâm sống với những xác chết. Chứng kiến những hoàn cảnh thương tâm, những người chết vì tai nạn bê bết máu, chết vì bệnh tật,... làm cho chị luôn muốn làm một điều gì cho người chết để họ được siêu thoát.
"Lúc tôi bước sang tuổi 30, cũng có một người làng bên muốn hỏi làm vợ nhưng với một điều kiện phải bỏ nghề. Đôi lúc cô đơn tôi cũng muốn có một bờ vai để tựa, nhưng nói tôi bỏ cái nghề này thì không bao giờ. Và kể từ đó tôi quyết định không lấy chồng nữa. Tôi không chồng, không con, nhưng tôi có những linh hồn, họ cho tôi sức khỏe, ý chí để vượt qua bão tố của cuộc đời. Tôi vui vì đã sống chết với nghề", chị Sáu tâm sự.
Bây giờ cái biệt danh "Sáu xác chết" được đông đảo người dân biết đến. Với cái biệt danh này, chị Sáu không thấy buồn mà ngược lại, chị cảm thấy vui vì đã làm được cái việc mà không ai có thể làm được. Bà Nguyễn Thị Lê, hàng xóm cho biết: "Chị Sáu làm cái nghề đó đã được mấy chục năm rồi. Nghe chị kể lại công việc chị phải làm ai cũng thấy rùng mình. Người dân nơi đây ai cũng thán phục. Nhiều người ngỏ lời muốn lấy bà làm vợ, nhưng bà tếu táo trả lời: "Lấy tôi làm chồng, chứ làm vợ tôi không làm". Với tính cách như con trai của bà thì không ai có thể khuyên nổi".
Người phụ nữ 30 năm yêu xác chết, quên lấy chồngChân dung "người đàn bà yêu xác chết" Nguyễn Thị Sáu.
Cơ duyên thành…"Sáu xác chết"
Chị Sáu sinh ra trong một gia đình đông anh em nhưng giàu truyền thống cách mạng. Bố đi chiến trường, mẹ ở nhà lại bị bệnh nặng nên vừa lên 15 tuổi, chị đã phải gánh vác việc gia đình. Từ công việc đồng áng, chăm sóc mẹ, lo cho các em ăn học đều do một tay chị làm. Là một người năng động, mặc dù bận rộn công việc gia đình nhưng chị Sáu luôn tham gia tốt các hoạt động văn hóa, thể thao của đoàn thanh niên giao. Năm 1972, theo yêu cầu của chiến tranh, chị tham gia thanh niên xung phong mãi đến năm 1975 thì trở về và gia nhập đội du kích của xã.
Chị Sáu kể, nghề nghiệp gắn với mình như một duyên trời định, và là sự sắp đặt của số phận. "Năm 1983, đó là năm đầu tiên tôi công tác tại bệnh viện Yên Thành. Một hôm trời sắp tối, tôi thấy một cô bé thân hình tiều tụy đang ngồi khóc ở hành lang bệnh viện; hỏi ra mới biết cha cô bé vừa qua đời vì tai nạn giao thông đã đưa vào nhà xác. Thấy cô bé tội nghiệp, không có tiền khâm liệm cho người cha của mình, tự nhiên, tôi thấy nhói ở trong tim và quyết định phải làm cái gì đó cho cô bé. Nghĩ là làm, tôi thắp hương làm thủ tục, bỏ tiền túi mua hòm vỏ khâm liệm cho cha cô bé", chị Sáu kể lại. 
Nghĩ lại chị vẫn còn thấy sợ, bởi lúc đó chị mới chỉ là một cô bé mới bước vào nghề, chưa từng thấy xác chết bao giờ. Lúc đầu, nhìn cảnh bố của đứa bé máu me, hai con mắt trồi ra chị đã nôn thốc nôn tháo, sau đó về nhà lăn ra ốm bỏ cơm cả tuần liền.
Tưởng rằng chị sẽ nghỉ việc vì quá ghê sợ nhưng bất ngờ là những xác chết lại ẩn hiện trong tâm trí và kích thích sự tò mò của chị. Sau lần đầu ám ảnh đó, dần dần chị cũng quen với "nghề", và lấy đó làm động lực cho cuộc sống. Thời gian làm việc của chị bất kể trời nắng hay trời mưa, ban đêm hay ban ngày, hễ nghe xong điện thoại là chị lập tức mặc trang phục bệnh viện, mang găng tay, bịt khẩu trang và đẩy chiếc xe chở xác quen thuộc đến phòng có bệnh nhân vừa qua đời.
Định mệnh
Năm 1993, một kỷ niệm suốt đời chị không thể nào quên trong đời làm "nghề" của mình. Hôm đó khoảng 9h tối có một ca cấp cứu, nạn nhân máu chảy nhiều, rơi vãi khắp hành lang. Vào phòng cấp cứu chưa đầy 5 phút thì đã tử vong. Hỏi ra là một cậu sinh viên đại học vừa tốt nghiệp, gia đình tổ chức liên hoan, cậu  có uống rượu nhiều, đi xe ra đường bị tai nạn vỡ đầu. Khi đó bố mẹ cậu bé đều ngất lịm, không có ai làm thủ tục cho. Nhìn những người thân yêu ngã gục bên đứa con trai bê bết máu, thật tội nghiệp.
"Lúc đó, không một phút suy nghĩ, tôi đã tắm rửa thay quần áo, lo thủ tục giấy tờ để ngày mai gia đình kịp đưa xác về nhà. Đến bây giờ hình ảnh cậu bé đó chết không thể nhắm mắt được vẫn còn ám ảnh trong tâm trí của tôi. Hình như cậu ấy đang tiếc nuối cái gì mà 4 lần vuốt mắt đều không nhắm lại. Điều đó, cứ làm tôi trăn trở mãi cho đến bây giờ", chị Sáu kể về câu chuyện khó quên ấy.
Kể từ đó, khâm liệm người chết giống như "định mệnh" gắn với cuộc đời chị. Ở bệnh viện, những người chết đường, chết tai nạn lao động... không có người thân thích hoặc người nhà chưa kịp đến nhận, chị đều thay họ khâm liệm sạch sẽ chờ người đến đưa về nhà. Người chết có thân nhân trực nuôi chăm sóc thì việc đưa xác về nhà tang lễ thuận lợi hơn, còn không thì chị phải một mình lăn lộn để hoàn thành nhiệm vụ. Những xác chưa có thân nhân hoặc là người chết tai nạn giao thông, chết có liên quan đến một vụ án hình sự thì cần phải để cho công an khám nghiệm tử thi, công việc của chị lại phức tạp, bề bộn hơn nhiều.
Nhiều người có cho rằng, đầu óc chị có vấn đề hoặc bị ma ám mới đi làm cái "nghề" đáng sợ đó nhưng chị mặc kệ để hàng chục năm nay vẫn chuyên tâm với công việc đó. Chị tâm sự, chị đến với "nghề" từ cái tâm và ý thức cao với nghề nghiệp chứ không vì bất cứ cái gì khác. Những tiếng khóc của người chồng mất vợ, người mẹ mất con cứ văng vẳng mãi trong tâm trí của chị, vì thế việc khâm liệm và canh xác chết chị xác định như công việc gắn trọn với cuộc đời mình.
Gần 30 năm đi trong nghề, chị tâm huyết bởi cảm thấy cần và đúng với lương tâm. Nhiều gia đình sau khi đến nhận người thân tìm cách trả ơn chị Sáu bằng tiền bạc nhưng chị đều từ chối.
 
Hình mẫu đáng nể
Ông Trần Chương - Trưởng xóm Tân Vinh cho biết: "Qua mấy chục năm cống hiến cho nghề chị Sáu đã được sở Y tế Nghệ An trao tặng bằng khen, đó là phần thưởng xứng đáng dành cho người con gái đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để cống hiến cho cái nghề dị biệt. Chị Sáu không chỉ nổi tiếng với nghề "chăm sóc" xác chết mà còn được người dân trong xóm đặt cho biệt danh là "Sáu đàn ông" bởi những công việc nặng nhọc chị đều làm được. Ngôi nhà chị đang ở cũng tự tay thiết kế, rồi cùng thợ tự xây lên. Bà con hàng xóm vẫn nhờ chị sang sửa điện mỗi lúc bị hỏng. Ngoài ra, chị còn hăng hái tham gia vào Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ và luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Tuy không chồng, không con nhưng chị vẫn luôn luôn sống lạc quan và yêu đời".
 
Theo Người đưa tin

Người phụ nữ 30 năm “yêu” xác chết, quên lấy chồng

Gần 30 năm nay, người phụ nữ ấy vẫn ngày đêm làm cái việc mà chẳng ai muốn làm - đó là chăm sóc cho những… xác chết.
Có nhiều người bảo chị là người đàn bà "gàn dở", chị mặc kệ vì quan điểm, công việc chị làm xuất phát từ cái tâm. Gần cả cuộc đời, chị tận tâm với nghề quên cả đi tìm hạnh phúc riêng cho mình.
Đó là chị Nguyễn Thị Sáu (SN 1951), trú ở xóm Tân Vinh, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), nhân viên bệnh viện huyện Yên Thành. 
"Vị cứu tinh" của… những linh hồn thoát xác
Hỏi về chị Sáu, người dân xã Vĩnh Thành, ai cũng biết và kể về chị, với giọng nói và ánh mắt đầy thán phục. Bởi đức hy sinh, tinh thần trách nhiệm cao với công việc và với người chết, chị Sáu được người dân nơi đây đặt cho biệt danh là "vị cứu tinh" của những xác chết. "Chị  Sáu hăng say với nghề lắm. Hơn 60 tuổi, mải mê với công việc, đến nay chị vẫn chưa lấy chồng. Nhìn người ta bằng tuổi chị đã có cháu bế, cháu bồng, nhiều lúc thấy chị như vậy, chúng tôi cũng thấy chạnh lòng thay cho chị", bà Hoa - hàng xóm cho biết.
Người phụ nữ 30 năm yêu xác chết, quên lấy chồngNgôi nhà chị Sáu tự thiết kế.
Nhìn khuôn mặt phúc hậu, tính tình hiền lành của chị khiến nhiều người thắc mắc, vì sao chừng ấy tuổi rồi, chị vẫn chưa lập gia đình. "Tôi cũng có nhiều người theo đuổi, nhưng đam mê với "nghề" đã làm tôi quên mất đi tình yêu của mình. Tôi coi công việc của mình như động lực sống, như chính tình yêu của mình vậy. Mỗi lần khâm liệm xong xác chết tôi cảm thấy hạnh phúc lắm bởi những máu me, những bụi bẩn của trần gian đã được gột sạch, mặc quần áo mới cho họ tôi cảm giác như tiếp thêm một sức mạnh vậy. Tôi luôn cầu mong sang thế giới bên kia họ có cuộc sống tốt đẹp hơn", chị Sáu tâm sự
Mặc dù gia đình và bạn bè đã nhiều lần khuyên ngăn chị từ bỏ "nghề" để xây dựng hạnh phúc cho mình nhưng chị vẫn không chịu nghe lời, bởi đối với chị chăm lo "xác chết" là một nhiệm vụ rồi. Cũng có nhiều người sợ chị bởi suốt ngày tiếp xúc với xác chết không chừng sẽ bị bệnh tật, ám ảnh nhưng với tính cách mạnh mẽ như con trai, dù lời ra tiếng vào của người đời, sự khuyên răn của gia đình nhưng chị vẫn quyết tâm sống với những xác chết. Chứng kiến những hoàn cảnh thương tâm, những người chết vì tai nạn bê bết máu, chết vì bệnh tật,... làm cho chị luôn muốn làm một điều gì cho người chết để họ được siêu thoát.
"Lúc tôi bước sang tuổi 30, cũng có một người làng bên muốn hỏi làm vợ nhưng với một điều kiện phải bỏ nghề. Đôi lúc cô đơn tôi cũng muốn có một bờ vai để tựa, nhưng nói tôi bỏ cái nghề này thì không bao giờ. Và kể từ đó tôi quyết định không lấy chồng nữa. Tôi không chồng, không con, nhưng tôi có những linh hồn, họ cho tôi sức khỏe, ý chí để vượt qua bão tố của cuộc đời. Tôi vui vì đã sống chết với nghề", chị Sáu tâm sự.
Bây giờ cái biệt danh "Sáu xác chết" được đông đảo người dân biết đến. Với cái biệt danh này, chị Sáu không thấy buồn mà ngược lại, chị cảm thấy vui vì đã làm được cái việc mà không ai có thể làm được. Bà Nguyễn Thị Lê, hàng xóm cho biết: "Chị Sáu làm cái nghề đó đã được mấy chục năm rồi. Nghe chị kể lại công việc chị phải làm ai cũng thấy rùng mình. Người dân nơi đây ai cũng thán phục. Nhiều người ngỏ lời muốn lấy bà làm vợ, nhưng bà tếu táo trả lời: "Lấy tôi làm chồng, chứ làm vợ tôi không làm". Với tính cách như con trai của bà thì không ai có thể khuyên nổi".
Người phụ nữ 30 năm yêu xác chết, quên lấy chồngChân dung "người đàn bà yêu xác chết" Nguyễn Thị Sáu.
Cơ duyên thành…"Sáu xác chết"
Chị Sáu sinh ra trong một gia đình đông anh em nhưng giàu truyền thống cách mạng. Bố đi chiến trường, mẹ ở nhà lại bị bệnh nặng nên vừa lên 15 tuổi, chị đã phải gánh vác việc gia đình. Từ công việc đồng áng, chăm sóc mẹ, lo cho các em ăn học đều do một tay chị làm. Là một người năng động, mặc dù bận rộn công việc gia đình nhưng chị Sáu luôn tham gia tốt các hoạt động văn hóa, thể thao của đoàn thanh niên giao. Năm 1972, theo yêu cầu của chiến tranh, chị tham gia thanh niên xung phong mãi đến năm 1975 thì trở về và gia nhập đội du kích của xã.
Chị Sáu kể, nghề nghiệp gắn với mình như một duyên trời định, và là sự sắp đặt của số phận. "Năm 1983, đó là năm đầu tiên tôi công tác tại bệnh viện Yên Thành. Một hôm trời sắp tối, tôi thấy một cô bé thân hình tiều tụy đang ngồi khóc ở hành lang bệnh viện; hỏi ra mới biết cha cô bé vừa qua đời vì tai nạn giao thông đã đưa vào nhà xác. Thấy cô bé tội nghiệp, không có tiền khâm liệm cho người cha của mình, tự nhiên, tôi thấy nhói ở trong tim và quyết định phải làm cái gì đó cho cô bé. Nghĩ là làm, tôi thắp hương làm thủ tục, bỏ tiền túi mua hòm vỏ khâm liệm cho cha cô bé", chị Sáu kể lại. 
Nghĩ lại chị vẫn còn thấy sợ, bởi lúc đó chị mới chỉ là một cô bé mới bước vào nghề, chưa từng thấy xác chết bao giờ. Lúc đầu, nhìn cảnh bố của đứa bé máu me, hai con mắt trồi ra chị đã nôn thốc nôn tháo, sau đó về nhà lăn ra ốm bỏ cơm cả tuần liền.
Tưởng rằng chị sẽ nghỉ việc vì quá ghê sợ nhưng bất ngờ là những xác chết lại ẩn hiện trong tâm trí và kích thích sự tò mò của chị. Sau lần đầu ám ảnh đó, dần dần chị cũng quen với "nghề", và lấy đó làm động lực cho cuộc sống. Thời gian làm việc của chị bất kể trời nắng hay trời mưa, ban đêm hay ban ngày, hễ nghe xong điện thoại là chị lập tức mặc trang phục bệnh viện, mang găng tay, bịt khẩu trang và đẩy chiếc xe chở xác quen thuộc đến phòng có bệnh nhân vừa qua đời.
Định mệnh
Năm 1993, một kỷ niệm suốt đời chị không thể nào quên trong đời làm "nghề" của mình. Hôm đó khoảng 9h tối có một ca cấp cứu, nạn nhân máu chảy nhiều, rơi vãi khắp hành lang. Vào phòng cấp cứu chưa đầy 5 phút thì đã tử vong. Hỏi ra là một cậu sinh viên đại học vừa tốt nghiệp, gia đình tổ chức liên hoan, cậu  có uống rượu nhiều, đi xe ra đường bị tai nạn vỡ đầu. Khi đó bố mẹ cậu bé đều ngất lịm, không có ai làm thủ tục cho. Nhìn những người thân yêu ngã gục bên đứa con trai bê bết máu, thật tội nghiệp.
"Lúc đó, không một phút suy nghĩ, tôi đã tắm rửa thay quần áo, lo thủ tục giấy tờ để ngày mai gia đình kịp đưa xác về nhà. Đến bây giờ hình ảnh cậu bé đó chết không thể nhắm mắt được vẫn còn ám ảnh trong tâm trí của tôi. Hình như cậu ấy đang tiếc nuối cái gì mà 4 lần vuốt mắt đều không nhắm lại. Điều đó, cứ làm tôi trăn trở mãi cho đến bây giờ", chị Sáu kể về câu chuyện khó quên ấy.
Kể từ đó, khâm liệm người chết giống như "định mệnh" gắn với cuộc đời chị. Ở bệnh viện, những người chết đường, chết tai nạn lao động... không có người thân thích hoặc người nhà chưa kịp đến nhận, chị đều thay họ khâm liệm sạch sẽ chờ người đến đưa về nhà. Người chết có thân nhân trực nuôi chăm sóc thì việc đưa xác về nhà tang lễ thuận lợi hơn, còn không thì chị phải một mình lăn lộn để hoàn thành nhiệm vụ. Những xác chưa có thân nhân hoặc là người chết tai nạn giao thông, chết có liên quan đến một vụ án hình sự thì cần phải để cho công an khám nghiệm tử thi, công việc của chị lại phức tạp, bề bộn hơn nhiều.
Nhiều người có cho rằng, đầu óc chị có vấn đề hoặc bị ma ám mới đi làm cái "nghề" đáng sợ đó nhưng chị mặc kệ để hàng chục năm nay vẫn chuyên tâm với công việc đó. Chị tâm sự, chị đến với "nghề" từ cái tâm và ý thức cao với nghề nghiệp chứ không vì bất cứ cái gì khác. Những tiếng khóc của người chồng mất vợ, người mẹ mất con cứ văng vẳng mãi trong tâm trí của chị, vì thế việc khâm liệm và canh xác chết chị xác định như công việc gắn trọn với cuộc đời mình.
Gần 30 năm đi trong nghề, chị tâm huyết bởi cảm thấy cần và đúng với lương tâm. Nhiều gia đình sau khi đến nhận người thân tìm cách trả ơn chị Sáu bằng tiền bạc nhưng chị đều từ chối.
 
Hình mẫu đáng nể
Ông Trần Chương - Trưởng xóm Tân Vinh cho biết: "Qua mấy chục năm cống hiến cho nghề chị Sáu đã được sở Y tế Nghệ An trao tặng bằng khen, đó là phần thưởng xứng đáng dành cho người con gái đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để cống hiến cho cái nghề dị biệt. Chị Sáu không chỉ nổi tiếng với nghề "chăm sóc" xác chết mà còn được người dân trong xóm đặt cho biệt danh là "Sáu đàn ông" bởi những công việc nặng nhọc chị đều làm được. Ngôi nhà chị đang ở cũng tự tay thiết kế, rồi cùng thợ tự xây lên. Bà con hàng xóm vẫn nhờ chị sang sửa điện mỗi lúc bị hỏng. Ngoài ra, chị còn hăng hái tham gia vào Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ và luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Tuy không chồng, không con nhưng chị vẫn luôn luôn sống lạc quan và yêu đời".
 
Theo Người đưa tin

Posted at 17:23 |  by Unknown

Đa số vũ trường ở TP.HCM đều không có giấy phép kinh doanh, nhưng vẫn lách luật hoạt động. Nơi đây là tụ điểm tụ tập giang hồ số má, một thế giới của ma túy, gái bán dâm cao cấp…

Điểm danh các vũ trường "chui"
Một đại gia tên Đ. từng kinh doanh vũ trường ở Sài Gòn thẳng thắn: "Đa số vũ trường, bar ở Sài Gòn đều không có giấy phép kinh doanh, hoạt động chui trong suốt thời gian dài... ".
Khoác áo bên ngoài là nhà hàng, bên trong là vũ trường New Sài Gòn
Khoác áo bên ngoài là nhà hàng, bên trong là vũ trường New Sài Gòn
Một tụ điểm ăn chơi điển hình mà PV VietNamNet tìm hiểu là vũ trường New Sài Gòn (số 11 đường Công Trường Mê Linh, P.Bến Nghé, Q.1).
Giữa tháng 6 trở về trước, New Sài Gòn khoác cái tên gọi là vũ trường 1102, ông L. (gốc Hà Nội) là người đầu tư kinh doanh. Vũ trường 1102 thực tế không có chức năng hoạt động trong lĩnh vực vũ trường, bar...
Tuy nhiên, bên trong được thiết kế dàn âm thanh, ánh sáng, quầy bar dạng "khủng", hằng đêm quy tụ trên dưới 300 dân chơi về đây nhảy nhót đến tận 2 - 3h sáng.
Gần 2 năm hoạt động, vũ trường 1102 bị cơ quan chức năng kiểm tra hành chính cả chục lần, trong đó có 3 lần ra quyết định xử phạt, nhiều nhất là trên 80 triệu đồng và ít nhất chỉ 3 triệu đồng.
Bất ngờ, vào tháng 6, vũ trường này bỗng nhiên ngừng hoạt động để sửa chữa và đến cuối tháng 7 hoạt động trở lại với tên gọi vũ trường New Sài Gòn.
Lần trở lại này, địa điểm New Sài Gòn hoạt động, đăng ký kinh doanh là công ty cổ phần tổ chức sự kiện Sài Gòn Mới, được cấp phép hoạt động từ ngày 20/6 trong lĩnh vực nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, du lịch, quảng cáo…do ông Nguyễn Thành Đạt (SN 1977, quê Hà Nội) làm tổng giám đốc.
Nhưng "bình mới, rượu cũ", dù “thay áo” bằng New Sài Gòn, nhưng vũ trường 1102 vẫn là một tụ điểm ăn chơi, hoạt động "chui".
Không có giấy phép kinh doanh rượu, những tụ điểm ăn chơi chỉ bị xử phạt hành chính khá nhẹ.
Không có giấy phép kinh doanh rượu, những tụ điểm ăn chơi chỉ bị xử phạt hành chính khá nhẹ.
Thực tế rạng sáng 18/8, New Sài Gòn bị đột kích, bị lập biên bản với 8 hành vi vi phạm hành chính. Thế nhưng theo ghi nhận của P.V VietNamNet, ngay hôm sau và những đêm tiếp sau đó, New Sài Gòn vẫn mở cửa đón dân chơi ra vào…
Một điểm khác là 02 Gold Club (số 2, đường Hồ Huấn Nghiệp, P.Bến Nghé, Q.1), cách New Sài Gòn vài chục mét, cũng là tụ điểm ăn chơi trứ danh. Hàng loạt vụ đột kích, kiểm tra của lực lượng chức năng, nhưng đến nay, có vẻ như tụ điểm này đã…nhờn thuốc (?)
Hay bar Feeling (thuộc công ty TNHH Nhạc Trẻ) đường Âu Cơ, P.10, Q.Tân Bình, được dân chơi Sài Gòn coi là điểm ăn chơi lớn ở vùng ven. Từ năm 2013 đến nay, bar Feeling đã 3 lần bị cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra hành chính.
Lỗi vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần là không có giấy phép kinh doanh vũ trường, quán bar…nhưng đến nay bar Feeling vẫn ung dung hoạt động.
Những chiêu trò đối phó
Theo một cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội TP.HCM, chiêu lách luật phổ biến nhất của các vũ trường, bar chui là biến tướng từ tụ điểm được phép kinh doanh cà phê, nhà hàng…
Những kiều nữ sống bám ở vũ trường
Những kiều nữ sống bám ở vũ trường
"Một vũ trường chui bị kiểm tra nhiều lần, vi phạm có hệ thống sẽ bị đề nghị rút phép kinh doanh. Tuy nhiên, sau đó các ông chủ lại thành lập công ty mới, do người khác đứng tên để tiếp tục kinh doanh biến tướng" – vị cán bộ cho biết.
Đáng nói là trong tất cả các cuộc đột kích, kiểm tra, lỗi vi phạm hành chính phổ biến, bị “xử” tại các vũ trường, quán bar là kinh doanh rượu không phép. Nếu không có rượu không thể gọi là bar, vũ trường, vì thế nhiều tụ điểm ăn chơi thiết kế những hầm ngầm giấu rượu tinh vi.
Cựu nhân viên của vũ trường 1102 kể, sau lần bị bắt quả tang giấu rượu trong siêu xe Limousine đậu bên hông vũ trường, chủ của tụ điểm này thiết kế hầm rượu âm sau vách tường và đã qua mặt được cơ quan chức năng.
Theo anh này, mỗi tụ điểm có thiết kế hầm giấu rượu ngoại theo cách thức riêng; có vũ trường bên trong hầm bí mật là đồ nghề pha chế, sản xuất…rượu ngoại, có đóng nắp, dập tem như hàng thật.
Thực tế, mỗi lần kiểm tra, mức phạt là 400 ngàn đồng cho lỗi kinh doanh rượu không phép, do đó các vũ trường, bar cứ thoải mái đóng…phạt.
Mới đây rạng sáng 25/8, công an Q.1 đã đột kích quán bar 39, tại tầng hầm tòa nhà Kumho (số 39 đường Lê Duẩn, Q.1). Cùng với hàng loạt lỗi vi phạm, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ đến 16 thùng rượu.
Để đối phó với lực lượng kiểm tra, các vũ trường thuê đội ngũ xe ôm cảnh giới, đứng trước trụ sở các đoàn kiểm tra, hễ đoàn xuất phát theo hướng nào thì gọi điện báo về.
Cựu nhân viên vũ trường 1102 khoe: "Trước đây, 02 Gold Club bị… đánh như cơm bữa, nhưng 1102 "né" được hết. Đoàn kiểm tra vừa xuất phát, quản lý hạ lệnh cho bảo vệ, nhân viên giải tán hoặc gấp rút thì tắt nhạc, hạ cửa, khóa khách ở bên trong…".
Chính vì vũ trường ở Sài Gòn hoạt động phức tạp cho nên giới tội phạm, dân ăn chơi và cả gái bán dâm luôn tìm về để thể hiện đẳng cấp và tìm khách kiếm sống.
Là điểm hẹn của những tay anh, chị
Là điểm hẹn của những tay anh, chị
Cuộc đột kích New Sài Gòn mới đây, 17 viên nén màu hồng và bịch chất bột được xác định là ma túy tổng hợp. Hay trong vụ kiểm tra vũ trường 02 Gold Club hồi giữa tháng 4, cảnh sát ma túy đã khám phá 1 đường dây mua bán ma túy tại đây với sự cấu kết của nhân viên và các đối tượng xã hội.
"Nếu vũ trường bị phát hiện có ma túy, chủ và quản lý cơ sở sẽ tung bài học thuộc lòng là: khách mang vào sử dụng, nhân viên, bảo vệ không kiểm soát được" - đại gia Đ. từng kinh doanh vũ trường ở Sài Gòn hé lộ chiêu đối phó cơ bản nhất.
Được biết, để hút khách, đa số các vũ trường Sài Gòn sử dụng chiêu trò giảm giá vé hoặc thả cửa cho những chân dài vào…
Theo tìm hiểu, đây chính là đội ngũ PR mà vũ trường không cần trả lương, họ sống bám vũ trường bằng… vốn tự có, thực chất là những gái bán dâm hạng sang.
Các vũ trường Sài Gòn còn là “điểm hẹn” của các tay giang hồ. Sáng 18/8, khi đột kích vũ trường New Sài Gòn, công an Q.1 phát hiện 13 người dương tính với ma túy; 26 người khác (trong đó có 24 người gốc Bắc) bị nghi vấn hình sự, được mời về làm việc, trong đó 8 người có tiền án, tiền sự….
Với các tay anh, chị - trong cuộc chơi, chỉ cần nhìn ngó hay giẫm đạp chân nhau là dễ dàng dẫn đến những vụ thanh toán không nương tay..
Theo Vietnamnet

Những bí mật ở các vũ trường Sài Gòn

Đa số vũ trường ở TP.HCM đều không có giấy phép kinh doanh, nhưng vẫn lách luật hoạt động. Nơi đây là tụ điểm tụ tập giang hồ số má, một thế giới của ma túy, gái bán dâm cao cấp…

Điểm danh các vũ trường "chui"
Một đại gia tên Đ. từng kinh doanh vũ trường ở Sài Gòn thẳng thắn: "Đa số vũ trường, bar ở Sài Gòn đều không có giấy phép kinh doanh, hoạt động chui trong suốt thời gian dài... ".
Khoác áo bên ngoài là nhà hàng, bên trong là vũ trường New Sài Gòn
Khoác áo bên ngoài là nhà hàng, bên trong là vũ trường New Sài Gòn
Một tụ điểm ăn chơi điển hình mà PV VietNamNet tìm hiểu là vũ trường New Sài Gòn (số 11 đường Công Trường Mê Linh, P.Bến Nghé, Q.1).
Giữa tháng 6 trở về trước, New Sài Gòn khoác cái tên gọi là vũ trường 1102, ông L. (gốc Hà Nội) là người đầu tư kinh doanh. Vũ trường 1102 thực tế không có chức năng hoạt động trong lĩnh vực vũ trường, bar...
Tuy nhiên, bên trong được thiết kế dàn âm thanh, ánh sáng, quầy bar dạng "khủng", hằng đêm quy tụ trên dưới 300 dân chơi về đây nhảy nhót đến tận 2 - 3h sáng.
Gần 2 năm hoạt động, vũ trường 1102 bị cơ quan chức năng kiểm tra hành chính cả chục lần, trong đó có 3 lần ra quyết định xử phạt, nhiều nhất là trên 80 triệu đồng và ít nhất chỉ 3 triệu đồng.
Bất ngờ, vào tháng 6, vũ trường này bỗng nhiên ngừng hoạt động để sửa chữa và đến cuối tháng 7 hoạt động trở lại với tên gọi vũ trường New Sài Gòn.
Lần trở lại này, địa điểm New Sài Gòn hoạt động, đăng ký kinh doanh là công ty cổ phần tổ chức sự kiện Sài Gòn Mới, được cấp phép hoạt động từ ngày 20/6 trong lĩnh vực nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, du lịch, quảng cáo…do ông Nguyễn Thành Đạt (SN 1977, quê Hà Nội) làm tổng giám đốc.
Nhưng "bình mới, rượu cũ", dù “thay áo” bằng New Sài Gòn, nhưng vũ trường 1102 vẫn là một tụ điểm ăn chơi, hoạt động "chui".
Không có giấy phép kinh doanh rượu, những tụ điểm ăn chơi chỉ bị xử phạt hành chính khá nhẹ.
Không có giấy phép kinh doanh rượu, những tụ điểm ăn chơi chỉ bị xử phạt hành chính khá nhẹ.
Thực tế rạng sáng 18/8, New Sài Gòn bị đột kích, bị lập biên bản với 8 hành vi vi phạm hành chính. Thế nhưng theo ghi nhận của P.V VietNamNet, ngay hôm sau và những đêm tiếp sau đó, New Sài Gòn vẫn mở cửa đón dân chơi ra vào…
Một điểm khác là 02 Gold Club (số 2, đường Hồ Huấn Nghiệp, P.Bến Nghé, Q.1), cách New Sài Gòn vài chục mét, cũng là tụ điểm ăn chơi trứ danh. Hàng loạt vụ đột kích, kiểm tra của lực lượng chức năng, nhưng đến nay, có vẻ như tụ điểm này đã…nhờn thuốc (?)
Hay bar Feeling (thuộc công ty TNHH Nhạc Trẻ) đường Âu Cơ, P.10, Q.Tân Bình, được dân chơi Sài Gòn coi là điểm ăn chơi lớn ở vùng ven. Từ năm 2013 đến nay, bar Feeling đã 3 lần bị cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra hành chính.
Lỗi vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần là không có giấy phép kinh doanh vũ trường, quán bar…nhưng đến nay bar Feeling vẫn ung dung hoạt động.
Những chiêu trò đối phó
Theo một cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội TP.HCM, chiêu lách luật phổ biến nhất của các vũ trường, bar chui là biến tướng từ tụ điểm được phép kinh doanh cà phê, nhà hàng…
Những kiều nữ sống bám ở vũ trường
Những kiều nữ sống bám ở vũ trường
"Một vũ trường chui bị kiểm tra nhiều lần, vi phạm có hệ thống sẽ bị đề nghị rút phép kinh doanh. Tuy nhiên, sau đó các ông chủ lại thành lập công ty mới, do người khác đứng tên để tiếp tục kinh doanh biến tướng" – vị cán bộ cho biết.
Đáng nói là trong tất cả các cuộc đột kích, kiểm tra, lỗi vi phạm hành chính phổ biến, bị “xử” tại các vũ trường, quán bar là kinh doanh rượu không phép. Nếu không có rượu không thể gọi là bar, vũ trường, vì thế nhiều tụ điểm ăn chơi thiết kế những hầm ngầm giấu rượu tinh vi.
Cựu nhân viên của vũ trường 1102 kể, sau lần bị bắt quả tang giấu rượu trong siêu xe Limousine đậu bên hông vũ trường, chủ của tụ điểm này thiết kế hầm rượu âm sau vách tường và đã qua mặt được cơ quan chức năng.
Theo anh này, mỗi tụ điểm có thiết kế hầm giấu rượu ngoại theo cách thức riêng; có vũ trường bên trong hầm bí mật là đồ nghề pha chế, sản xuất…rượu ngoại, có đóng nắp, dập tem như hàng thật.
Thực tế, mỗi lần kiểm tra, mức phạt là 400 ngàn đồng cho lỗi kinh doanh rượu không phép, do đó các vũ trường, bar cứ thoải mái đóng…phạt.
Mới đây rạng sáng 25/8, công an Q.1 đã đột kích quán bar 39, tại tầng hầm tòa nhà Kumho (số 39 đường Lê Duẩn, Q.1). Cùng với hàng loạt lỗi vi phạm, cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ đến 16 thùng rượu.
Để đối phó với lực lượng kiểm tra, các vũ trường thuê đội ngũ xe ôm cảnh giới, đứng trước trụ sở các đoàn kiểm tra, hễ đoàn xuất phát theo hướng nào thì gọi điện báo về.
Cựu nhân viên vũ trường 1102 khoe: "Trước đây, 02 Gold Club bị… đánh như cơm bữa, nhưng 1102 "né" được hết. Đoàn kiểm tra vừa xuất phát, quản lý hạ lệnh cho bảo vệ, nhân viên giải tán hoặc gấp rút thì tắt nhạc, hạ cửa, khóa khách ở bên trong…".
Chính vì vũ trường ở Sài Gòn hoạt động phức tạp cho nên giới tội phạm, dân ăn chơi và cả gái bán dâm luôn tìm về để thể hiện đẳng cấp và tìm khách kiếm sống.
Là điểm hẹn của những tay anh, chị
Là điểm hẹn của những tay anh, chị
Cuộc đột kích New Sài Gòn mới đây, 17 viên nén màu hồng và bịch chất bột được xác định là ma túy tổng hợp. Hay trong vụ kiểm tra vũ trường 02 Gold Club hồi giữa tháng 4, cảnh sát ma túy đã khám phá 1 đường dây mua bán ma túy tại đây với sự cấu kết của nhân viên và các đối tượng xã hội.
"Nếu vũ trường bị phát hiện có ma túy, chủ và quản lý cơ sở sẽ tung bài học thuộc lòng là: khách mang vào sử dụng, nhân viên, bảo vệ không kiểm soát được" - đại gia Đ. từng kinh doanh vũ trường ở Sài Gòn hé lộ chiêu đối phó cơ bản nhất.
Được biết, để hút khách, đa số các vũ trường Sài Gòn sử dụng chiêu trò giảm giá vé hoặc thả cửa cho những chân dài vào…
Theo tìm hiểu, đây chính là đội ngũ PR mà vũ trường không cần trả lương, họ sống bám vũ trường bằng… vốn tự có, thực chất là những gái bán dâm hạng sang.
Các vũ trường Sài Gòn còn là “điểm hẹn” của các tay giang hồ. Sáng 18/8, khi đột kích vũ trường New Sài Gòn, công an Q.1 phát hiện 13 người dương tính với ma túy; 26 người khác (trong đó có 24 người gốc Bắc) bị nghi vấn hình sự, được mời về làm việc, trong đó 8 người có tiền án, tiền sự….
Với các tay anh, chị - trong cuộc chơi, chỉ cần nhìn ngó hay giẫm đạp chân nhau là dễ dàng dẫn đến những vụ thanh toán không nương tay..
Theo Vietnamnet

Posted at 16:45 |  by Unknown

Sau những tiếng động ầm ầm, bà Dương Thị Mậu (73 tuổi) ở khu 3, xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ chạy vội về nhà và tá hỏa thấy một hố khổng lồ, sâu hoắm đã nuốt trọn phần sân, án ngữ ngay trước cửa nhà.


Sự việc xảy ra vào lúc 17h30 chiều 26/8 khiến người dân hết sức bàng hoàng. Hố tử thần "khổng lồ" này xuất hiện sau những cơn mưa như trút và những tiếng nổ lạ.
Bà Dương Thị Mậu cho biết, khi đó bà đang cho lợn ăn sau nhà thì nghe tiếng nổ lớn. Bà chạy ra đầu nhà gần đường thì hoảng hồn thấy có một hố sâu hoắm lù lù trước cửa nhà mình.
Người dân bàng hoàng trước hố sâu xuất hiện bất thình lình
Người dân bàng hoàng trước hố sâu xuất hiện bất thình lình

Hố sâu có bán kính rộng chừng 7-8 m, sâu chừng hơn 10 m; nuốt trọn hoàn toàn phần sân, vỉa hè nhà bà Mậu và lấn ra nửa đường liên thôn; hở cả đường ống dẫn nước, ống cáp quang.
Xung quanh miệng hố tử thần là nơi tập trung đông dân cư, cách đó chừng vài chục mét là một cái chợ. Con đường bị hố sâu "ăn" khiến các phương tiện sợ hãi không dám đi gần.
Theo bà Mậu, đây không phải là lần đầu tại đây xảy ra sụt lún. Trước đó, đêm 22 rạng ngày 23/8, bà cùng cháu nội đang ngủ, ngoài trời mưa to, bất ngờ có tiếng động ầm ầm. Bà hốt hoảng nhưng không dám mở cửa, nhưng nghe hàng xóm nói có sụt lún ngay trước cửa nhà bà.
Nhiều hố tử thần đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Nhiều hố tử thần đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Nhiều hố tử thần đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Nhiều "hố tử thần" đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Anh Dũng (40 tuổi) ở nhà kế bên cũng cho biết: “Trước thời điểm "hố tử thần" nuốt trọn 18 xe đá tảng thì nền nhà tôi cũng xuất hiện một hầm ngầm ngay bên dưới móng nhà. Nó sâu hun hút trơ cả cái dầm móng”.
Hiện tượng sụt lún xảy ra liên tiếp
Hiện tượng sụt lún xảy ra liên tiếp
Hiện tượng sụt lún xảy ra liên tiếp
Sáng ngày 23/8, người dân khu vực có "hố tử thần" xuất hiện đã gọi đại diện Công ty khai thác đá Sông Thao để phán ảnh sự việc. Sau đó, công ty đã cử máy xúc và xe tải đổ 18 xe đất, đá xuống hố; dùng xe ủi san bằng miệng hố. Tuy nhiên, chưa được bao lâu, vào 11h ngày 26/8, sau tiếng nổ rùng mình, hố sâu lại xuất hiện nuốt chửng 18 xe đất đá vừa được lấp hôm trước. Hàng chục xe đá hộc nguyên khối lại được điều động đến để lấp hố sâu nhưng chỉ 4 tiếng sau, vào lúc 17h30 chiều, 18 xe đá tảng lại bị "hút" luôn xuống lòng đất.
Hiện tượng đáng lo ngại này đang được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Theo Dân Trí

Hố sâu “khổng lồ” xuất hiện sau tiếng nổ lạ

Sau những tiếng động ầm ầm, bà Dương Thị Mậu (73 tuổi) ở khu 3, xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ chạy vội về nhà và tá hỏa thấy một hố khổng lồ, sâu hoắm đã nuốt trọn phần sân, án ngữ ngay trước cửa nhà.


Sự việc xảy ra vào lúc 17h30 chiều 26/8 khiến người dân hết sức bàng hoàng. Hố tử thần "khổng lồ" này xuất hiện sau những cơn mưa như trút và những tiếng nổ lạ.
Bà Dương Thị Mậu cho biết, khi đó bà đang cho lợn ăn sau nhà thì nghe tiếng nổ lớn. Bà chạy ra đầu nhà gần đường thì hoảng hồn thấy có một hố sâu hoắm lù lù trước cửa nhà mình.
Người dân bàng hoàng trước hố sâu xuất hiện bất thình lình
Người dân bàng hoàng trước hố sâu xuất hiện bất thình lình

Hố sâu có bán kính rộng chừng 7-8 m, sâu chừng hơn 10 m; nuốt trọn hoàn toàn phần sân, vỉa hè nhà bà Mậu và lấn ra nửa đường liên thôn; hở cả đường ống dẫn nước, ống cáp quang.
Xung quanh miệng hố tử thần là nơi tập trung đông dân cư, cách đó chừng vài chục mét là một cái chợ. Con đường bị hố sâu "ăn" khiến các phương tiện sợ hãi không dám đi gần.
Theo bà Mậu, đây không phải là lần đầu tại đây xảy ra sụt lún. Trước đó, đêm 22 rạng ngày 23/8, bà cùng cháu nội đang ngủ, ngoài trời mưa to, bất ngờ có tiếng động ầm ầm. Bà hốt hoảng nhưng không dám mở cửa, nhưng nghe hàng xóm nói có sụt lún ngay trước cửa nhà bà.
Nhiều hố tử thần đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Nhiều hố tử thần đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Nhiều hố tử thần đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Nhiều "hố tử thần" đã liên tiếp xuất hiện tại khu vực.
Anh Dũng (40 tuổi) ở nhà kế bên cũng cho biết: “Trước thời điểm "hố tử thần" nuốt trọn 18 xe đá tảng thì nền nhà tôi cũng xuất hiện một hầm ngầm ngay bên dưới móng nhà. Nó sâu hun hút trơ cả cái dầm móng”.
Hiện tượng sụt lún xảy ra liên tiếp
Hiện tượng sụt lún xảy ra liên tiếp
Hiện tượng sụt lún xảy ra liên tiếp
Sáng ngày 23/8, người dân khu vực có "hố tử thần" xuất hiện đã gọi đại diện Công ty khai thác đá Sông Thao để phán ảnh sự việc. Sau đó, công ty đã cử máy xúc và xe tải đổ 18 xe đất, đá xuống hố; dùng xe ủi san bằng miệng hố. Tuy nhiên, chưa được bao lâu, vào 11h ngày 26/8, sau tiếng nổ rùng mình, hố sâu lại xuất hiện nuốt chửng 18 xe đất đá vừa được lấp hôm trước. Hàng chục xe đá hộc nguyên khối lại được điều động đến để lấp hố sâu nhưng chỉ 4 tiếng sau, vào lúc 17h30 chiều, 18 xe đá tảng lại bị "hút" luôn xuống lòng đất.
Hiện tượng đáng lo ngại này đang được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Theo Dân Trí

Posted at 16:43 |  by Unknown

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Khi nắp áo quan của Phước “tám ngón” vừa lật ra, mọi người đã vô cùng hoảng hốt khi thấy hình hài của y vẫn nguyên vẹn.

Xin số đề trước phần mộ của tử tù Phước “tám ngón”
Từ khi việc thi hành án tử hình được chuyển sang hình thức tiêm thuốc độc, trường bắn Long Bình (quận 9, TP.HCM) bỗng dưng thành hoang hóa, cỏ dại um tùm. Xung quanh những ngôi mộ của những tử tù còn nằm lại nơi quạnh vắng đó vẫn đang tồn tại những câu chuyện tưởng như khó tin nhưng là có thật…

Phước “tám ngón” là một tên giang hồ máu lạnh, giết người không chút gớm tay. Phước “tám ngón” tên thật là Nguyễn Hữu Thành (SN 1972) sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Dĩ An (Thuận An, Sông Bé cũ, nay là tỉnh Bình Dương). Từ thuở thơ bé, Phước đã là một đứa trẻ ngỗ ngược, khó bảo, thích cuộc sống lang thang, phiêu bạt.

Sở dĩ mọi người gọi hắn với biệt danh “tám ngón” là bởi bàn tay trái của hắn mất ngón cái và ngón trỏ. Đồn rằng khi tuổi mới 14, 15, vì bị mẹ la mắng do ham chơi, Phước đã kê tay lên miếng gỗ rồi vung dao chém lìa hai ngón tay đó.


Phần mộ Phước "tám ngón".

Mỗi lần dạt nhà đi bụi, để có tiền tiêu xài, đánh đu cùng đám con gái mắt xanh mỏ đỏ ở các hộp đêm ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Biên Hòa… Phước cùng đám bạn du thủ du thực của mình đã gây ra hàng loạt những vụ trộm, cướp.

Sự tàn bạo, máu lạnh của Phước và đồng bọn được đúc kết bằng một câu nói mà bất cứ ai nghe cũng sởn da gà: “Bắn trước, cướp sau”. Nhiều nạn nhân của băng nhóm này kể lại rằng khi gặp toán cướp, nhiều người đã quỳ lạy, van xin nhưng Phước vẫn lạnh lùng ra lệnh cho đồng bọn hoặc tự mình nổ súng.

Những tội ác mà Phước “tám ngón” cùng đồng bọn gây ra nên công an các tỉnh trên địa bàn mà băng nhóm này hoạt động đã khẩn trương khoanh vùng, vây ráp. Thình lình xuất hiện, gây án dã man rồi lặn mất tăm nhưng chỉ hơn một năm sau (1993), trước sự truy lùng ráo riết của công an, Phước đã bị bắt. Tháng 6/1994, với những tội ác tày trời mà mình đã gây ra, Phước “tám ngón” bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án tử hình.




Xin số đề ở mộ Phước "tám ngón".

Sở dĩ người ta cho rằng Phước “tám ngón” thiêng là bởi y “được chết”… 2 lần. Có lẽ, trong lịch sử tội phạm hình sự ở Việt Nam thì Phước là trường hợp hiếm có bởi sau khi bị bắt, bị tuyên án tử hình, đang chờ ngày ra pháp trường thì y may mắn lẩn trốn được khỏi sự truy lùng của thần chết.

Và, cũng chính bởi điều này đã tạo cho Phước “tám ngón” một vị thế khác trên chiếu giang hồ. Cần phải nói rõ rằng Trại giam Chí Hòa (người Sài Gòn thường gọi là khám Chí Hòa) nơi Phước bị giam cầm chờ ngày ra trường bắn có 3 tầng lầu.

Trại giam từng được mệnh danh là “lò bát quái” chỉ có đường vào chứ không có… lối ra này từ khi được xây dựng tới nay chỉ có 2 trường hợp tù nhân đào tẩu thành công và được coi là sự kiện hy hữu.

Trường hợp thứ nhất là vào năm 1945, những người cộng sản đã lợi dụng sự kiện Nhật đảo chính Pháp để tổ chức cướp trại, tổ chức giải thoát cho tù chính trị bị giam cầm nơi đây. Trường hợp thứ hai, xảy ra đúng 50 năm sau và người đã đào thoát khỏi “lò bát quái” này một cách ngoạn mục không ai khác chính là Phước “tám ngón”.

Tại bãi tha ma tử tù Long Bình, so với những ngôi mộ nằm khuất lấp sau tán cỏ tranh khác thì mộ Phước “tám ngón” trông khang trang, bề thế nhất. Bia mộ được làm mới bằng đá hoa cương, ghi đầy đủ tên tuổi, năm sinh năm mất.

Theo những phu trường bắn ở đây thì mộ phần đó không phải do người nhà Phước bỏ tiền xây dựng mà do chính những người đã được y “phát lộc”, cho trúng số đề trả ơn.

Trong chuyến “viếng thăm” nghĩa địa tử tù này, chúng tôi đã may mắn gặp ông Ba Son (nhà ở phường Tân Phú, cách Long Bình chừng gần 1 cây số) người có thâm niên mấy chục năm làm phu ở trường bắn nổi tiếng này.

Trước đây, ông Ba Son sống nhờ việc chôn cất tử tù, thậm chí rình mò trộm xác tử tù theo yêu cầu của gia đình người có thân nhân vướng vào vòng tội lỗi để phải khoác lên mình án tử. Người đàn ông có mái tóc dài lãng tử ấy có nhiều bí mật khó tin về những ngôi mộ tử tù ở trường bắn Long Bình, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là chuyện Phước “tám ngón” hiển linh, cho số lô, đề để cả trăm người… làm giàu không khó.


Ông Ba Son kể những chuyện liên quan đến mộ Phước "tám ngón".

Theo ông Ba Son, chuyện mồ Phước “tám ngón” linh thiêng được dân tình phát hiện và đồn đại ngay sau khi tên tội phạm khét tiếng này bị bắn chừng hơn 1 năm. Và, ông Ba Son bảo, chính ông là một trong những tác nhân tạo ra tin đồn đó.

Dịp đó, theo ông Son nhớ là vào dịp giỗ đầu Phước. Hôm đó, đang đu mình theo làn khói thuốc ở một quán cà phê gần trường bắn, ông bỗng giật mình khi thấy cả chục người chẳng cần nhìn lâu cũng biết là dân giang hồ, đao búa thình lình xuất hiện trên những chiếc xe phân khối lớn.

Vào quán, họ đến trước mặt ông hất hàm hỏi: “Ông là ông Ba Son?”. “Ủa, mấy anh tìm chú Ba có việc gì vậy?”. “Anh em là lính của anh Phước, muốn nhờ chú Ba đưa xác anh ấy về quê”.

Thuốc lá thơm được mấy tay anh chị gọi ra, tiền cũng được cốp xuống, vớ được món khá, ông Ba gật đầu đánh rụp. Ngay đêm đó, ông Ba cùng với mấy chiến hữu của mình và cả đám “lính của anh Phước” kia nữa đột nhập vào nghĩa trang.

Theo kinh nghiệm nhiều năm đi “ăn xác” của mình, nếu tính thời gian thì khi đó thi thể Phước “tám ngón” đã hoàn toàn phân hủy, ông Ba và các cộng sự chỉ việc bóc tách lấy xương cho vào cốt là xong.

Thế nhưng, lạ lùng, khi nắp áo quan của Phước vừa được lật ra thì mọi người đã vô cùng hoảng hốt khi thấy hình hài của Phước vẫn còn gần như nguyên vẹn. Thêm nữa, chẳng giống như những ngôi mồ mà ông Ba từng bốc trước đây, mồ Phước “tám ngón” có mùi vô cùng kinh khủng. Ông Ba bảo, giờ nghĩ tới mùi đó, ông vẫn thấy rờn rợn, gây gây.

Đám đàn em Phước “tám ngón” cũng chỉ là những tay giang hồ vặt không hơn không kém. Ông Ba kể, nhìn tướng họ cứ nghĩ họ coi trời bằng vung, thế nhưng, khi vừa thấy hình hài đại ca, lại được đón tiếp bằng thứ mùi khó chịu ấy nên đứa thì ôm bụng nôn thốc tháo, đứa thì ba chân bốn cẳng ù té chạy.

Và, khi ấy, thi thể của Phước chẳng còn ai để nhận nữa. Ú ớ với theo mà chẳng giữ được ai, ông Ba và mọi người đành lại chôn Phước xuống.

Theo ông Ba Son, nghe tin ấy, người ta mới bắt đầu râm ran đồn thổi về thân xác không phân hủy của Phước “tám ngón”. Theo quan niệm của nghiện lô, đề, cờ bạc thì những xác rũ như thế thiêng lắm, “cầu con gì về ngay con ấy”, “sáng đi 1 chỉ tối về 7 cây”.

Chẳng hiểu có ai trúng số đề từ việc cầu cúng ở mộ Phước không, nhưng dân tứ xứ đã lũ lượt kéo về đây xì xụp khói nhang, mong Phước hiển linh cho lộc. Ông Ba Son kể, không chỉ dân Sài Gòn mà cả những người máu me đề đóm ở cả những tỉnh miền Đông, miền Tây cũng lũ lượt kéo về, đông như đi hội chợ.

Người ta đội lễ, đội xôi gà, có người còn rước nguyên cả con heo quay cùng vô khối vàng hương đến xếp hàng cầu cúng, xin xỏ. Có người còn thuê cả thày cúng đến, múa may, nhảy nhót loạn xạ.

Theo VTC

Những chuyện khó tin ở ‘nghĩa địa tử tù’ giữa Sài thành

Khi nắp áo quan của Phước “tám ngón” vừa lật ra, mọi người đã vô cùng hoảng hốt khi thấy hình hài của y vẫn nguyên vẹn.

Xin số đề trước phần mộ của tử tù Phước “tám ngón”
Từ khi việc thi hành án tử hình được chuyển sang hình thức tiêm thuốc độc, trường bắn Long Bình (quận 9, TP.HCM) bỗng dưng thành hoang hóa, cỏ dại um tùm. Xung quanh những ngôi mộ của những tử tù còn nằm lại nơi quạnh vắng đó vẫn đang tồn tại những câu chuyện tưởng như khó tin nhưng là có thật…

Phước “tám ngón” là một tên giang hồ máu lạnh, giết người không chút gớm tay. Phước “tám ngón” tên thật là Nguyễn Hữu Thành (SN 1972) sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Dĩ An (Thuận An, Sông Bé cũ, nay là tỉnh Bình Dương). Từ thuở thơ bé, Phước đã là một đứa trẻ ngỗ ngược, khó bảo, thích cuộc sống lang thang, phiêu bạt.

Sở dĩ mọi người gọi hắn với biệt danh “tám ngón” là bởi bàn tay trái của hắn mất ngón cái và ngón trỏ. Đồn rằng khi tuổi mới 14, 15, vì bị mẹ la mắng do ham chơi, Phước đã kê tay lên miếng gỗ rồi vung dao chém lìa hai ngón tay đó.


Phần mộ Phước "tám ngón".

Mỗi lần dạt nhà đi bụi, để có tiền tiêu xài, đánh đu cùng đám con gái mắt xanh mỏ đỏ ở các hộp đêm ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Biên Hòa… Phước cùng đám bạn du thủ du thực của mình đã gây ra hàng loạt những vụ trộm, cướp.

Sự tàn bạo, máu lạnh của Phước và đồng bọn được đúc kết bằng một câu nói mà bất cứ ai nghe cũng sởn da gà: “Bắn trước, cướp sau”. Nhiều nạn nhân của băng nhóm này kể lại rằng khi gặp toán cướp, nhiều người đã quỳ lạy, van xin nhưng Phước vẫn lạnh lùng ra lệnh cho đồng bọn hoặc tự mình nổ súng.

Những tội ác mà Phước “tám ngón” cùng đồng bọn gây ra nên công an các tỉnh trên địa bàn mà băng nhóm này hoạt động đã khẩn trương khoanh vùng, vây ráp. Thình lình xuất hiện, gây án dã man rồi lặn mất tăm nhưng chỉ hơn một năm sau (1993), trước sự truy lùng ráo riết của công an, Phước đã bị bắt. Tháng 6/1994, với những tội ác tày trời mà mình đã gây ra, Phước “tám ngón” bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án tử hình.




Xin số đề ở mộ Phước "tám ngón".

Sở dĩ người ta cho rằng Phước “tám ngón” thiêng là bởi y “được chết”… 2 lần. Có lẽ, trong lịch sử tội phạm hình sự ở Việt Nam thì Phước là trường hợp hiếm có bởi sau khi bị bắt, bị tuyên án tử hình, đang chờ ngày ra pháp trường thì y may mắn lẩn trốn được khỏi sự truy lùng của thần chết.

Và, cũng chính bởi điều này đã tạo cho Phước “tám ngón” một vị thế khác trên chiếu giang hồ. Cần phải nói rõ rằng Trại giam Chí Hòa (người Sài Gòn thường gọi là khám Chí Hòa) nơi Phước bị giam cầm chờ ngày ra trường bắn có 3 tầng lầu.

Trại giam từng được mệnh danh là “lò bát quái” chỉ có đường vào chứ không có… lối ra này từ khi được xây dựng tới nay chỉ có 2 trường hợp tù nhân đào tẩu thành công và được coi là sự kiện hy hữu.

Trường hợp thứ nhất là vào năm 1945, những người cộng sản đã lợi dụng sự kiện Nhật đảo chính Pháp để tổ chức cướp trại, tổ chức giải thoát cho tù chính trị bị giam cầm nơi đây. Trường hợp thứ hai, xảy ra đúng 50 năm sau và người đã đào thoát khỏi “lò bát quái” này một cách ngoạn mục không ai khác chính là Phước “tám ngón”.

Tại bãi tha ma tử tù Long Bình, so với những ngôi mộ nằm khuất lấp sau tán cỏ tranh khác thì mộ Phước “tám ngón” trông khang trang, bề thế nhất. Bia mộ được làm mới bằng đá hoa cương, ghi đầy đủ tên tuổi, năm sinh năm mất.

Theo những phu trường bắn ở đây thì mộ phần đó không phải do người nhà Phước bỏ tiền xây dựng mà do chính những người đã được y “phát lộc”, cho trúng số đề trả ơn.

Trong chuyến “viếng thăm” nghĩa địa tử tù này, chúng tôi đã may mắn gặp ông Ba Son (nhà ở phường Tân Phú, cách Long Bình chừng gần 1 cây số) người có thâm niên mấy chục năm làm phu ở trường bắn nổi tiếng này.

Trước đây, ông Ba Son sống nhờ việc chôn cất tử tù, thậm chí rình mò trộm xác tử tù theo yêu cầu của gia đình người có thân nhân vướng vào vòng tội lỗi để phải khoác lên mình án tử. Người đàn ông có mái tóc dài lãng tử ấy có nhiều bí mật khó tin về những ngôi mộ tử tù ở trường bắn Long Bình, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là chuyện Phước “tám ngón” hiển linh, cho số lô, đề để cả trăm người… làm giàu không khó.


Ông Ba Son kể những chuyện liên quan đến mộ Phước "tám ngón".

Theo ông Ba Son, chuyện mồ Phước “tám ngón” linh thiêng được dân tình phát hiện và đồn đại ngay sau khi tên tội phạm khét tiếng này bị bắn chừng hơn 1 năm. Và, ông Ba Son bảo, chính ông là một trong những tác nhân tạo ra tin đồn đó.

Dịp đó, theo ông Son nhớ là vào dịp giỗ đầu Phước. Hôm đó, đang đu mình theo làn khói thuốc ở một quán cà phê gần trường bắn, ông bỗng giật mình khi thấy cả chục người chẳng cần nhìn lâu cũng biết là dân giang hồ, đao búa thình lình xuất hiện trên những chiếc xe phân khối lớn.

Vào quán, họ đến trước mặt ông hất hàm hỏi: “Ông là ông Ba Son?”. “Ủa, mấy anh tìm chú Ba có việc gì vậy?”. “Anh em là lính của anh Phước, muốn nhờ chú Ba đưa xác anh ấy về quê”.

Thuốc lá thơm được mấy tay anh chị gọi ra, tiền cũng được cốp xuống, vớ được món khá, ông Ba gật đầu đánh rụp. Ngay đêm đó, ông Ba cùng với mấy chiến hữu của mình và cả đám “lính của anh Phước” kia nữa đột nhập vào nghĩa trang.

Theo kinh nghiệm nhiều năm đi “ăn xác” của mình, nếu tính thời gian thì khi đó thi thể Phước “tám ngón” đã hoàn toàn phân hủy, ông Ba và các cộng sự chỉ việc bóc tách lấy xương cho vào cốt là xong.

Thế nhưng, lạ lùng, khi nắp áo quan của Phước vừa được lật ra thì mọi người đã vô cùng hoảng hốt khi thấy hình hài của Phước vẫn còn gần như nguyên vẹn. Thêm nữa, chẳng giống như những ngôi mồ mà ông Ba từng bốc trước đây, mồ Phước “tám ngón” có mùi vô cùng kinh khủng. Ông Ba bảo, giờ nghĩ tới mùi đó, ông vẫn thấy rờn rợn, gây gây.

Đám đàn em Phước “tám ngón” cũng chỉ là những tay giang hồ vặt không hơn không kém. Ông Ba kể, nhìn tướng họ cứ nghĩ họ coi trời bằng vung, thế nhưng, khi vừa thấy hình hài đại ca, lại được đón tiếp bằng thứ mùi khó chịu ấy nên đứa thì ôm bụng nôn thốc tháo, đứa thì ba chân bốn cẳng ù té chạy.

Và, khi ấy, thi thể của Phước chẳng còn ai để nhận nữa. Ú ớ với theo mà chẳng giữ được ai, ông Ba và mọi người đành lại chôn Phước xuống.

Theo ông Ba Son, nghe tin ấy, người ta mới bắt đầu râm ran đồn thổi về thân xác không phân hủy của Phước “tám ngón”. Theo quan niệm của nghiện lô, đề, cờ bạc thì những xác rũ như thế thiêng lắm, “cầu con gì về ngay con ấy”, “sáng đi 1 chỉ tối về 7 cây”.

Chẳng hiểu có ai trúng số đề từ việc cầu cúng ở mộ Phước không, nhưng dân tứ xứ đã lũ lượt kéo về đây xì xụp khói nhang, mong Phước hiển linh cho lộc. Ông Ba Son kể, không chỉ dân Sài Gòn mà cả những người máu me đề đóm ở cả những tỉnh miền Đông, miền Tây cũng lũ lượt kéo về, đông như đi hội chợ.

Người ta đội lễ, đội xôi gà, có người còn rước nguyên cả con heo quay cùng vô khối vàng hương đến xếp hàng cầu cúng, xin xỏ. Có người còn thuê cả thày cúng đến, múa may, nhảy nhót loạn xạ.

Theo VTC

Posted at 21:54 |  by Unknown

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

“Nói khó tin chứ sét ở đây chỉ “khoái” đánh... ướt quần chứ không đánh chết người”, đó là lời kể hài hước ông Bùi Văn Sang (74 tuổi), một người sống “án ngữ” trên đoạn đường lên đỉnh núi lạ kể.

Đỉnh núi “trời đánh”.
Đỉnh núi “trời đánh”.
Núi Chóp Chài là một ngọn núi nằm độc lập giữa một vùng đồng bằng của tỉnh Phú Yên, trên đỉnh đặt nhiều thiết bị thu phát sóng của Trung tâm Truyền hình Việt Nam (VTV Phú Yên), Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH), VNPT Phú Yên... Những thiết bị “hút sét” đã biến nơi đây thành “cứ địa” của sét, gánh chịu cả trăm trận sét đánh mỗi năm. Nhưng rất may, thiệt hại chỉ dừng lại ở những thiết bị chứ không hề có một người nào bị sét đánh chết cả. Dù vậy, nơi đây cũng khiến nhiều người kinh sợ về mức độ nguy hiểm của nó.
 
Sét đánh chỉ… “ướt quần”

Tìm về núi Chóp Chài (xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa, Phú Yên), nghe chuyện kể của những người sống quanh đây mới thấy hết được cái bi hài xoay quanh ngọn núi cao 394m này. Núi có dáng hình vuông vức, trông tựa một Kim tự tháp màu xanh khổng lồ, nằm chơ vơ giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, lại được đặt nhiều thiết bị thu phát sóng nên ngọn núi thường xuyên phải hứng chịu những trận sét đánh. Bởi thế, Chóp Chài đã được người dân trong vùng đặt cho tên nghe rùng rợn: “Núi trời đánh”.

“Nói khó tin chứ sét ở đây chỉ “khoái” đánh... ướt quần chứ không đánh chết người”, đó là lời kể hài hước ông Bùi Văn Sang (74 tuổi), một người sống “án ngữ” trên đoạn đường lên đỉnh núi lạ kể. Nói đoạn, ông Sang cười khà, nhớ về ngày mình bị sét “vồ” hụt. Ông bảo, vì biết ngọn núi này hay bị sét đánh nên ít người dám lên đây vào những ngày mưa, nhất là mưa giông. Hôm đó, ông đang chặt củi trên núi thì trời mưa giông, phải nép vào một gờ đá nhỏ mà trú. Vừa “yên vị” không bao lâu thì bỗng nghe tiếng “ầm” chói tai, một cú sét giáng thẳng xuống. Cú sét khiến ông choáng váng, phải mất vài phút sau mới có thể lấy lại bình tĩnh. Đang ngó nghiêng xung quanh thì ông bất ngờ phát hiện ra một cây rừng lớn cách chỗ mình ngồi chỉ 2 mét vừa bị “trời đánh” đen thui, khói vẫn đang bay lên.
 
Ông Sang và câu chuyện sét đánh... ướt quần.
Ông Sang và câu chuyện sét đánh... ướt quần.
 
Dường như chuyện người “gặp” sét ở đây chẳng còn là hiếm nữa. Nghe ông Sang kể, còn rất nhiều trường hợp khác. Người thì đau đầu, người bị ù tai, nhưng cũng chỉ một ngày sau là hết. Đưa tay chỉ chỉ lên đỉnh núi, ông pha trò: “Ông sét thích “trêu” mấy ông bên điện đóm nhất. Tôi ở đây từ nhỏ nhưng chưa bao giờ nghe thấy chuyện có người bị sét đánh chết. Còn chuyện mấy người bị sét đánh ù tai, chóng mặt như tôi thì không thiếu”. Theo lời chỉ dẫn của ông Sang, chúng tôi tìm gặp một người cũng từng bị sét đánh. Đó là một công nhân của Công ty Điện lực Phú Yên. Người này kể: “Hôm ấy, trời mưa giông lớn, sét đánh đứt một dây điện. Đợi khi mưa tạnh, tôi leo lên trụ điện để nối lại đường dây ấy. Mới lên được hơn một mét thì sét bỗng đánh ngay chỗ dây điện bị đứt, tôi bị rơi cái rầm xuống đất, cứng đờ. Mấy người chạy đến khiêng vào nhà, bụng đinh ninh chắc tôi chết rồi. Ấy thế mà lúc sau tôi tỉnh lại, người không bị thương gì, chỉ có quần là... ướt”.

Một trường hợp có lẽ là kỳ quặc nhất trong số những vụ bị sét đánh ở vùng núi Chóp Chài này, đó là lần anh Lê Ánh Dương (Trưởng phòng kỹ thuật VTV Phú Yên) bị sét đánh hồi mùa mưa năm 2008. Lúc ấy, anh Dương đang làm việc ở cơ quan thì có mưa giông. Ngay lập tức, anh gọi điện lên trên Trạm thu phát sóng Chóp Chài yêu cầu anh em tắt nguồn điện cao thế và chuyển sang điện máy (từ máy phát điện động cơ diezen dự phòng), nhằm tránh những thiệt hại về máy móc do sét gây ra. Tuy nhiên, khi “lệnh” của anh chưa dứt thì nhận được thông báo cây cột đã bị sét đánh tan tành, toàn bộ hệ thống đã bị tê liệt.
 
Xét thấy vụ việc nghiêm trọng, anh Dương tức tốc chạy xe gắn máy lên núi. Khi lên được 2/3 đoạn dốc thì xe hết xăng, vừa toan rút điện thoại ra để gọi trợ giúp thì một tiếng nổ đinh tai vang lên làm anh giật mình làm rơi điện thoại xuống đất. Thoáng định thần, mừng mừng vì sét đánh hụt, nhưng ngay khi nhặt chiếc điện thoại lên, gương mặt anh tối sầm lại vì nhận ra điểm đến của luồng sét chính là “chiếc alo” của mình. Anh Dương bần thần nhớ lại: “Vừa cầm lên, thấy vỏ ngoài cháy khét. Lạ là màn hình lại không thấy hư hại gì mà lại còn hiện lên một hình thù giống như tia sét”. Thấy anh Dương kể chuyện quá khứ, anh Rõ, cũng là một kỹ sư, liền gạt ngay chồng sổ sách sang một bên mà bước tới góp vui: “Cái đận đó, chẳng ai ngờ sét đánh sát mạn sườn rồi mà ông anh đây vẫn bình an vô sự. Đời lắm chuyện lạ lùng thật. Còn tôi, cách đây khoảng gần một năm, lúc đó trời bắt đầu nổi giông nên chạy ra ngoài sân để ngắt các thiết bị điện. Công việc đang “ngon ơ” thì bỗng nhiên thấy đất trời sáng lóa lên và kèm theo đó là một tiếng nổ kinh hoàng phát ra từ phía trụ ăng - ten thu phát sóng. Nhiều cục lửa lớn nhỏ rơi lả tả từ trên cao xuống như pháo hoa, còn hai gối tôi gần như ngã quỵ, đi không muốn nổi, may mà có anh em chạy ra giúp”.
 
“Trời đánh” như cơm bữa

Trên ngọn núi Chóp Chài lạ lùng này có gần 120 người làm việc, thuộc những đơn vị công tác khác nhau như VTV Phú Yên, Đài PT – TH Phú Yên, VNPT... và các anh em chuyên làm nhiệm vụ ứng trực điện cao thế. Ở đây, ai cũng biết chuyện sét đánh nhiều như cơm bữa. Thậm chí, hơn một nửa anh em trên đây đã từng “được” sét đánh. Cũng may, chưa một ai phải bỏ mạng vì “trời đánh”, nhưng các thiết bị điện, thu phát sóng thì thường xuyên “chịu trận”. Nhẹ thì chỉ là những tia chớp xuống đất sơ sơ, nặng hơn thì khiến cây cối khô héo, cháy nổ, hỏng hóc các thiết bị điện, làm tê liệt cả hệ thống truyền dẫn tín hiệu.
 
Kỹ sư Lê Ánh Dương kể chuyện thoát chết khỏi “búa trời”
Kỹ sư Lê Ánh Dương kể chuyện thoát chết khỏi “búa trời”

Bước vào phòng Kỹ thuật thu – phát sóng của VTV Phú Yên, hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp là một thanh niên đang mặc quần đùi nạo và sơn mấy thứ lặt vặt. Thì ra đó là anh Nguyễn Văn Thạo, kỹ sư vận hành, đang sơn sửa lại mấy bộ phận máy móc bị sét làm hư hỏng. “Mấy cái nắp này bị sét đánh nên hoen gỉ cả, rảnh không làm gì nên tôi sơn sửa lại để có khi dùng đến”, anh Thạo giải thích. Vừa làm anh vừa cho biết thêm: “Trạm thu này được vận hành từ năm 2004. Trong khoảng 9 năm qua, bộ đếm sét được gắn ở cột thu phát sóng đếm được hơn 67 lần Thiên Lôi đánh trúng vào cột. Thế nhưng, con số này còn chưa thấm vào đâu so với số lần sét đánh xuống ngọn núi này”.

Sét đánh nhiều, đánh thường xuyên thậm chí theo chu kỳ nên những người sống ở đây cũng tập làm quen dần với tiếng nổ đùng đoàng của sét. Họ cho biết, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 (Âm lịch) là dịp sét đánh nhiều nhất, có ngày mười mấy lần. Thời điểm mà sét hay đánh nhất là từ 12h trưa đến 9h tối. Khi được hỏi về sét, nhiều người còn tỏ ra hài hước. Họ hài hước trêu nhau về một ngày trở thành chuyên gia nghiên cứu sét từ sét cục, sét sợi cho đến sét hột, sét hòn, sét tên lửa... cả khả năng nhận diện sét qua ánh sáng, tiếng nổ.

Dù rằng đến lúc này, vẫn chưa xác nhận trường hợp nào bị chết do sét đánh trên khu vực núi Chóp Chài, nhưng với tần suất dày đặc như vậy, khó mà không bị ám ảnh về sự nguy hiểm, tính mạng luôn bị đe dọa. Kỹ sư Thạo chia sẻ: “Khi cơn giông, có sét thì cố gắng hạn chế đứng gần những vật cao, cây lớn, hoặc đứng giữa khoảng đất rộng, những đường dây dẫn. Nếu ở trong nhà thì đứng xa cửa sổ, buồng tắm, bể nước, rút phích cắm của các thiết bị điện. Nếu đang làm việc ngoài trời thì tìm chỗ ẩn nấp khô ráo, cúi người càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, giảm tối đa phần cơ thể tiếp xúc với mặt đất”. Anh cũng cho biết thêm: “Nếu đang giông sét mà cảm thấy tóc bị dựng lên thì rất có thể khu vực gần đó sắp bị sét đánh. Ngay lập tức phải ngồi cúi xuống, lấy tay che tai”.
 
Cấp cứu người bị sét đánh

Người bị sét đánh cần được cấp cứu ngay lập tức nếu không cơ thể sẽ bị cháy, bỏng, tác động to lớn đến thần kinh, có thể gây mù, điếc. Nếu người bị sét đánh bị ngất (tim ngừng đập, tắt thở) phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo. Khi nghi ngờ bị gãy xương, đặc biệt là gãy cột sống thì phải hết sức cẩn thận khi di dời nạn nhân, bởi có thể phần xương gãy sẽ bị chệch đi, đâm vào nội tạng gây tử vong tức khắc, tốt nhất là gọi nhân viên y tế đến hiện trường.
 
Theo Gia đình & Xã hội

Chuyện li kì ở ngọn núi sét đánh như cơm bữa

“Nói khó tin chứ sét ở đây chỉ “khoái” đánh... ướt quần chứ không đánh chết người”, đó là lời kể hài hước ông Bùi Văn Sang (74 tuổi), một người sống “án ngữ” trên đoạn đường lên đỉnh núi lạ kể.

Đỉnh núi “trời đánh”.
Đỉnh núi “trời đánh”.
Núi Chóp Chài là một ngọn núi nằm độc lập giữa một vùng đồng bằng của tỉnh Phú Yên, trên đỉnh đặt nhiều thiết bị thu phát sóng của Trung tâm Truyền hình Việt Nam (VTV Phú Yên), Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH), VNPT Phú Yên... Những thiết bị “hút sét” đã biến nơi đây thành “cứ địa” của sét, gánh chịu cả trăm trận sét đánh mỗi năm. Nhưng rất may, thiệt hại chỉ dừng lại ở những thiết bị chứ không hề có một người nào bị sét đánh chết cả. Dù vậy, nơi đây cũng khiến nhiều người kinh sợ về mức độ nguy hiểm của nó.
 
Sét đánh chỉ… “ướt quần”

Tìm về núi Chóp Chài (xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa, Phú Yên), nghe chuyện kể của những người sống quanh đây mới thấy hết được cái bi hài xoay quanh ngọn núi cao 394m này. Núi có dáng hình vuông vức, trông tựa một Kim tự tháp màu xanh khổng lồ, nằm chơ vơ giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, lại được đặt nhiều thiết bị thu phát sóng nên ngọn núi thường xuyên phải hứng chịu những trận sét đánh. Bởi thế, Chóp Chài đã được người dân trong vùng đặt cho tên nghe rùng rợn: “Núi trời đánh”.

“Nói khó tin chứ sét ở đây chỉ “khoái” đánh... ướt quần chứ không đánh chết người”, đó là lời kể hài hước ông Bùi Văn Sang (74 tuổi), một người sống “án ngữ” trên đoạn đường lên đỉnh núi lạ kể. Nói đoạn, ông Sang cười khà, nhớ về ngày mình bị sét “vồ” hụt. Ông bảo, vì biết ngọn núi này hay bị sét đánh nên ít người dám lên đây vào những ngày mưa, nhất là mưa giông. Hôm đó, ông đang chặt củi trên núi thì trời mưa giông, phải nép vào một gờ đá nhỏ mà trú. Vừa “yên vị” không bao lâu thì bỗng nghe tiếng “ầm” chói tai, một cú sét giáng thẳng xuống. Cú sét khiến ông choáng váng, phải mất vài phút sau mới có thể lấy lại bình tĩnh. Đang ngó nghiêng xung quanh thì ông bất ngờ phát hiện ra một cây rừng lớn cách chỗ mình ngồi chỉ 2 mét vừa bị “trời đánh” đen thui, khói vẫn đang bay lên.
 
Ông Sang và câu chuyện sét đánh... ướt quần.
Ông Sang và câu chuyện sét đánh... ướt quần.
 
Dường như chuyện người “gặp” sét ở đây chẳng còn là hiếm nữa. Nghe ông Sang kể, còn rất nhiều trường hợp khác. Người thì đau đầu, người bị ù tai, nhưng cũng chỉ một ngày sau là hết. Đưa tay chỉ chỉ lên đỉnh núi, ông pha trò: “Ông sét thích “trêu” mấy ông bên điện đóm nhất. Tôi ở đây từ nhỏ nhưng chưa bao giờ nghe thấy chuyện có người bị sét đánh chết. Còn chuyện mấy người bị sét đánh ù tai, chóng mặt như tôi thì không thiếu”. Theo lời chỉ dẫn của ông Sang, chúng tôi tìm gặp một người cũng từng bị sét đánh. Đó là một công nhân của Công ty Điện lực Phú Yên. Người này kể: “Hôm ấy, trời mưa giông lớn, sét đánh đứt một dây điện. Đợi khi mưa tạnh, tôi leo lên trụ điện để nối lại đường dây ấy. Mới lên được hơn một mét thì sét bỗng đánh ngay chỗ dây điện bị đứt, tôi bị rơi cái rầm xuống đất, cứng đờ. Mấy người chạy đến khiêng vào nhà, bụng đinh ninh chắc tôi chết rồi. Ấy thế mà lúc sau tôi tỉnh lại, người không bị thương gì, chỉ có quần là... ướt”.

Một trường hợp có lẽ là kỳ quặc nhất trong số những vụ bị sét đánh ở vùng núi Chóp Chài này, đó là lần anh Lê Ánh Dương (Trưởng phòng kỹ thuật VTV Phú Yên) bị sét đánh hồi mùa mưa năm 2008. Lúc ấy, anh Dương đang làm việc ở cơ quan thì có mưa giông. Ngay lập tức, anh gọi điện lên trên Trạm thu phát sóng Chóp Chài yêu cầu anh em tắt nguồn điện cao thế và chuyển sang điện máy (từ máy phát điện động cơ diezen dự phòng), nhằm tránh những thiệt hại về máy móc do sét gây ra. Tuy nhiên, khi “lệnh” của anh chưa dứt thì nhận được thông báo cây cột đã bị sét đánh tan tành, toàn bộ hệ thống đã bị tê liệt.
 
Xét thấy vụ việc nghiêm trọng, anh Dương tức tốc chạy xe gắn máy lên núi. Khi lên được 2/3 đoạn dốc thì xe hết xăng, vừa toan rút điện thoại ra để gọi trợ giúp thì một tiếng nổ đinh tai vang lên làm anh giật mình làm rơi điện thoại xuống đất. Thoáng định thần, mừng mừng vì sét đánh hụt, nhưng ngay khi nhặt chiếc điện thoại lên, gương mặt anh tối sầm lại vì nhận ra điểm đến của luồng sét chính là “chiếc alo” của mình. Anh Dương bần thần nhớ lại: “Vừa cầm lên, thấy vỏ ngoài cháy khét. Lạ là màn hình lại không thấy hư hại gì mà lại còn hiện lên một hình thù giống như tia sét”. Thấy anh Dương kể chuyện quá khứ, anh Rõ, cũng là một kỹ sư, liền gạt ngay chồng sổ sách sang một bên mà bước tới góp vui: “Cái đận đó, chẳng ai ngờ sét đánh sát mạn sườn rồi mà ông anh đây vẫn bình an vô sự. Đời lắm chuyện lạ lùng thật. Còn tôi, cách đây khoảng gần một năm, lúc đó trời bắt đầu nổi giông nên chạy ra ngoài sân để ngắt các thiết bị điện. Công việc đang “ngon ơ” thì bỗng nhiên thấy đất trời sáng lóa lên và kèm theo đó là một tiếng nổ kinh hoàng phát ra từ phía trụ ăng - ten thu phát sóng. Nhiều cục lửa lớn nhỏ rơi lả tả từ trên cao xuống như pháo hoa, còn hai gối tôi gần như ngã quỵ, đi không muốn nổi, may mà có anh em chạy ra giúp”.
 
“Trời đánh” như cơm bữa

Trên ngọn núi Chóp Chài lạ lùng này có gần 120 người làm việc, thuộc những đơn vị công tác khác nhau như VTV Phú Yên, Đài PT – TH Phú Yên, VNPT... và các anh em chuyên làm nhiệm vụ ứng trực điện cao thế. Ở đây, ai cũng biết chuyện sét đánh nhiều như cơm bữa. Thậm chí, hơn một nửa anh em trên đây đã từng “được” sét đánh. Cũng may, chưa một ai phải bỏ mạng vì “trời đánh”, nhưng các thiết bị điện, thu phát sóng thì thường xuyên “chịu trận”. Nhẹ thì chỉ là những tia chớp xuống đất sơ sơ, nặng hơn thì khiến cây cối khô héo, cháy nổ, hỏng hóc các thiết bị điện, làm tê liệt cả hệ thống truyền dẫn tín hiệu.
 
Kỹ sư Lê Ánh Dương kể chuyện thoát chết khỏi “búa trời”
Kỹ sư Lê Ánh Dương kể chuyện thoát chết khỏi “búa trời”

Bước vào phòng Kỹ thuật thu – phát sóng của VTV Phú Yên, hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp là một thanh niên đang mặc quần đùi nạo và sơn mấy thứ lặt vặt. Thì ra đó là anh Nguyễn Văn Thạo, kỹ sư vận hành, đang sơn sửa lại mấy bộ phận máy móc bị sét làm hư hỏng. “Mấy cái nắp này bị sét đánh nên hoen gỉ cả, rảnh không làm gì nên tôi sơn sửa lại để có khi dùng đến”, anh Thạo giải thích. Vừa làm anh vừa cho biết thêm: “Trạm thu này được vận hành từ năm 2004. Trong khoảng 9 năm qua, bộ đếm sét được gắn ở cột thu phát sóng đếm được hơn 67 lần Thiên Lôi đánh trúng vào cột. Thế nhưng, con số này còn chưa thấm vào đâu so với số lần sét đánh xuống ngọn núi này”.

Sét đánh nhiều, đánh thường xuyên thậm chí theo chu kỳ nên những người sống ở đây cũng tập làm quen dần với tiếng nổ đùng đoàng của sét. Họ cho biết, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 (Âm lịch) là dịp sét đánh nhiều nhất, có ngày mười mấy lần. Thời điểm mà sét hay đánh nhất là từ 12h trưa đến 9h tối. Khi được hỏi về sét, nhiều người còn tỏ ra hài hước. Họ hài hước trêu nhau về một ngày trở thành chuyên gia nghiên cứu sét từ sét cục, sét sợi cho đến sét hột, sét hòn, sét tên lửa... cả khả năng nhận diện sét qua ánh sáng, tiếng nổ.

Dù rằng đến lúc này, vẫn chưa xác nhận trường hợp nào bị chết do sét đánh trên khu vực núi Chóp Chài, nhưng với tần suất dày đặc như vậy, khó mà không bị ám ảnh về sự nguy hiểm, tính mạng luôn bị đe dọa. Kỹ sư Thạo chia sẻ: “Khi cơn giông, có sét thì cố gắng hạn chế đứng gần những vật cao, cây lớn, hoặc đứng giữa khoảng đất rộng, những đường dây dẫn. Nếu ở trong nhà thì đứng xa cửa sổ, buồng tắm, bể nước, rút phích cắm của các thiết bị điện. Nếu đang làm việc ngoài trời thì tìm chỗ ẩn nấp khô ráo, cúi người càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, giảm tối đa phần cơ thể tiếp xúc với mặt đất”. Anh cũng cho biết thêm: “Nếu đang giông sét mà cảm thấy tóc bị dựng lên thì rất có thể khu vực gần đó sắp bị sét đánh. Ngay lập tức phải ngồi cúi xuống, lấy tay che tai”.
 
Cấp cứu người bị sét đánh

Người bị sét đánh cần được cấp cứu ngay lập tức nếu không cơ thể sẽ bị cháy, bỏng, tác động to lớn đến thần kinh, có thể gây mù, điếc. Nếu người bị sét đánh bị ngất (tim ngừng đập, tắt thở) phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo. Khi nghi ngờ bị gãy xương, đặc biệt là gãy cột sống thì phải hết sức cẩn thận khi di dời nạn nhân, bởi có thể phần xương gãy sẽ bị chệch đi, đâm vào nội tạng gây tử vong tức khắc, tốt nhất là gọi nhân viên y tế đến hiện trường.
 
Theo Gia đình & Xã hội

Posted at 20:45 |  by Unknown
© 2013 Tin Mới Nhanh. WP Theme-junkie converted by BloggerTheme9
back to top