All Stories
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Núi Thánh Giá là một ngọn núi cao nhất Côn Đảo, với những truyền thuyết nổi tiếng về tình yêu. Tương truyền rằng những cặp đôi nào đứng trên đỉnh núi và nắm tay nhau nhìn mặt trời lặn sẽ được bên nhau trọn đời.
Nằm ở khu vực phía Tây Nam đảo Côn Sơn. Từ Thị trấn Côn Sơn đến chân núi khoảng 3 km và lên đỉnh núi khoảng 6 km. Tổng diện tích khu vực khoảng 2 ha.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Người dân địa phương nói rằng, lên được đỉnh núi Thánh Giá là có thể ngắm nhìn toàn cảnh hòn đảo này trong tầm mắt. Nhưng thực tế lại rất ít người đặt chân được lên đó bởi dốc đứng ngút ngàn, trơn trượt, hiểm nguy, quanh năm sương giăng mờ ảo. Vậy mà những người lính radar Trạm 590, thuộc Trung đoàn ra đa 251 (Vùng 2 Hải quân) vẫn hằng ngày lên, xuống làm nhiệm vụ trên “đỉnh mờ sương”, dõi “mắt thần” bảo vệ biển trời Tổ quốc.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Gọi là đỉnh mờ sương là bởi ngọn núi cao vút này mỗi năm có tới 9 tháng sương mù che phủ nên người dân ở đây gần như đã quên cái tên núi Thánh Giá ban đầu. Người cao tuổi ở địa phương cũng không còn nhớ núi Thánh Giá có tự bao giờ, chỉ biết rằng từ rất lâu, lâu lắm rồi ngọn núi xa xa, cao ngất kia có hình thù trông giống một cây thánh giá. Nhưng do thời gian và sự tàn phá của con người, của bom đạn chiến tranh nên hình thù ấy không còn như xưa nữa. Bởi vậy, cái tên núi Thánh Giá cũng dần bị mai một, chỉ còn… trên bản đồ.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Để chinh phục núi Thánh Giá, du khách phải leo trên một con đường độc đạo, chênh vênh, vắt vẻo. Trên đường đi du khách sẽ đi qua khu vực hồ An Hải, đây là một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất cung cấp nước ngọt cho toàn huyện đảo. Du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi nhìn thấy ngay trên hòn đảo nhỏ giữa biển khơi lại có một hồ nước ngọt với cả các loài động thực vật của một vùng phù sa nước ngọt.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Mất khoảng hơn một giờ đồng hồ, du khách sẽ chinh phục ngọn núi Thánh Giá. Khi lên tới đỉnh núi, du khách sẽ quên đi những mệt nhọc vừa trải qua khi được hòa mình vào một không khí mát mẻ, dễ chịu, có mây mù bao phủ xung quanh.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Trên đỉnh núi không khí như ở Đà Lạt.
Đặc biệt, từ trên đỉnh núi, du khách có thể quan sát toàn cảnh quần đảo Côn Sơn từ trên cao, với thảm thực vật rừng nhiệt đới, một vùng biển cả mênh mông, các hòn đảo lớn nhỏ xung quanh đảo lớn, nhìn thấy Thị trấn Côn Đảo và hoạt động của tàu thuyền ở vịnh Côn Sơn…
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Thị trấn Côn đảo nhìn từ đường lên núi Thánh Giá.
Trở về Thị trấn Côn Đảo, du khách sẽ men theo đường ven núi vòng quanh khu dân cư của đảo chính Côn Sơn để biết thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và nhìn ngắm sự hùng vĩ của núi rừng. Dưới chân núi du khách sẽ dừng chân ghé thăm chùa Phi yến một địa điểm văn hóa lịch sử tại Côn Đảo.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
An Sơn Miếu (Miếu Bà) thờ Thứ phi Phi Yến nằm ở một vị trí cực đẹp sát chân núi. Miếu tựa lưng vào sườn núi, phía trước là con đường dẫn ra hai cái ao sen nước trong như gương. Xa hơn là bờ biển uốn lượn hình cánh cung với những bãi cát tuyệt đẹp, một điểm đến hấp dẫn của du lịch. Ngôi miếu thờ Thứ phi được lập từ cả trăm năm trước, ngay sau khi bà từ trần. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, công trình đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên vị trí và dáng vẻ ban đầu. Miếu thờ Thứ phi Phi Yến có quy mô lớn hơn bất cứ một ngôi miếu nào ở đất liền, tương đương với một ngôi đền hoặc ngôi chùa. Vì thế, di tích này còn được người dân Côn Đảo gọi bằng những cái tên khác: Đền thờ Bà hay Chùa Bà. Về kiến trúc, công trình vừa mang dáng dấp của một ngôi đền, vừa gần với ngôi chùa. Điều này một phần lý giải, Thứ phi Phi Yến trong đời sống tinh thần của người dân Côn Đảo vừa như một vị Thành Hoàng Làng, vừa như một vị Quan âm Bồ Tát. Vị trí trang trọng nhất trong ngôi miếu là nơi đặt bức tượng bà Thứ phi. Tượng mang hình dáng của một đức bà Quan âm, gương mặt đượm buồn, thần thái toát lên vẻ thanh cao, thánh thiện.
Theo TTVN

Chinh phục "nóc nhà" của Côn Đảo

Núi Thánh Giá là một ngọn núi cao nhất Côn Đảo, với những truyền thuyết nổi tiếng về tình yêu. Tương truyền rằng những cặp đôi nào đứng trên đỉnh núi và nắm tay nhau nhìn mặt trời lặn sẽ được bên nhau trọn đời.
Nằm ở khu vực phía Tây Nam đảo Côn Sơn. Từ Thị trấn Côn Sơn đến chân núi khoảng 3 km và lên đỉnh núi khoảng 6 km. Tổng diện tích khu vực khoảng 2 ha.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Người dân địa phương nói rằng, lên được đỉnh núi Thánh Giá là có thể ngắm nhìn toàn cảnh hòn đảo này trong tầm mắt. Nhưng thực tế lại rất ít người đặt chân được lên đó bởi dốc đứng ngút ngàn, trơn trượt, hiểm nguy, quanh năm sương giăng mờ ảo. Vậy mà những người lính radar Trạm 590, thuộc Trung đoàn ra đa 251 (Vùng 2 Hải quân) vẫn hằng ngày lên, xuống làm nhiệm vụ trên “đỉnh mờ sương”, dõi “mắt thần” bảo vệ biển trời Tổ quốc.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Gọi là đỉnh mờ sương là bởi ngọn núi cao vút này mỗi năm có tới 9 tháng sương mù che phủ nên người dân ở đây gần như đã quên cái tên núi Thánh Giá ban đầu. Người cao tuổi ở địa phương cũng không còn nhớ núi Thánh Giá có tự bao giờ, chỉ biết rằng từ rất lâu, lâu lắm rồi ngọn núi xa xa, cao ngất kia có hình thù trông giống một cây thánh giá. Nhưng do thời gian và sự tàn phá của con người, của bom đạn chiến tranh nên hình thù ấy không còn như xưa nữa. Bởi vậy, cái tên núi Thánh Giá cũng dần bị mai một, chỉ còn… trên bản đồ.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Để chinh phục núi Thánh Giá, du khách phải leo trên một con đường độc đạo, chênh vênh, vắt vẻo. Trên đường đi du khách sẽ đi qua khu vực hồ An Hải, đây là một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất cung cấp nước ngọt cho toàn huyện đảo. Du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi nhìn thấy ngay trên hòn đảo nhỏ giữa biển khơi lại có một hồ nước ngọt với cả các loài động thực vật của một vùng phù sa nước ngọt.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Mất khoảng hơn một giờ đồng hồ, du khách sẽ chinh phục ngọn núi Thánh Giá. Khi lên tới đỉnh núi, du khách sẽ quên đi những mệt nhọc vừa trải qua khi được hòa mình vào một không khí mát mẻ, dễ chịu, có mây mù bao phủ xung quanh.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Trên đỉnh núi không khí như ở Đà Lạt.
Đặc biệt, từ trên đỉnh núi, du khách có thể quan sát toàn cảnh quần đảo Côn Sơn từ trên cao, với thảm thực vật rừng nhiệt đới, một vùng biển cả mênh mông, các hòn đảo lớn nhỏ xung quanh đảo lớn, nhìn thấy Thị trấn Côn Đảo và hoạt động của tàu thuyền ở vịnh Côn Sơn…
Côn Đảo, núi Thánh Giá
Thị trấn Côn đảo nhìn từ đường lên núi Thánh Giá.
Trở về Thị trấn Côn Đảo, du khách sẽ men theo đường ven núi vòng quanh khu dân cư của đảo chính Côn Sơn để biết thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và nhìn ngắm sự hùng vĩ của núi rừng. Dưới chân núi du khách sẽ dừng chân ghé thăm chùa Phi yến một địa điểm văn hóa lịch sử tại Côn Đảo.
Côn Đảo, núi Thánh Giá
An Sơn Miếu (Miếu Bà) thờ Thứ phi Phi Yến nằm ở một vị trí cực đẹp sát chân núi. Miếu tựa lưng vào sườn núi, phía trước là con đường dẫn ra hai cái ao sen nước trong như gương. Xa hơn là bờ biển uốn lượn hình cánh cung với những bãi cát tuyệt đẹp, một điểm đến hấp dẫn của du lịch. Ngôi miếu thờ Thứ phi được lập từ cả trăm năm trước, ngay sau khi bà từ trần. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, công trình đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên vị trí và dáng vẻ ban đầu. Miếu thờ Thứ phi Phi Yến có quy mô lớn hơn bất cứ một ngôi miếu nào ở đất liền, tương đương với một ngôi đền hoặc ngôi chùa. Vì thế, di tích này còn được người dân Côn Đảo gọi bằng những cái tên khác: Đền thờ Bà hay Chùa Bà. Về kiến trúc, công trình vừa mang dáng dấp của một ngôi đền, vừa gần với ngôi chùa. Điều này một phần lý giải, Thứ phi Phi Yến trong đời sống tinh thần của người dân Côn Đảo vừa như một vị Thành Hoàng Làng, vừa như một vị Quan âm Bồ Tát. Vị trí trang trọng nhất trong ngôi miếu là nơi đặt bức tượng bà Thứ phi. Tượng mang hình dáng của một đức bà Quan âm, gương mặt đượm buồn, thần thái toát lên vẻ thanh cao, thánh thiện.
Theo TTVN

Posted at 20:37 |  by Unknown
Thông tin được đưa ra trong thời gian Mátxcơva gần đây đang nỗ lực thực hiện nhanh các hợp đồng cho Việt Nam.

Theo Ria Novosti, chiếc tàu ngầm sắp được hạ thủy trong tháng 8 này nằm trong số 6 tầu ngầm lớp Varshavyanka (Dự Án 636) mà hợp đồng đặt mua trị giá khoảng 2 tỷ USD đã được hai bên ký kết vào năm 2009, nhân chuyến công du vào lúc ấy của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Không chỉ thế, ngay sau chiếc tàu ngầm thứ ba vừa kể, nhà máy đóng tàu Nga còn cho biết là chiếc tàu ngầm thứ tư cũng sẽ được cho hạ thủy vào tháng 11 tới đây.

Ria Novosti cho hay, tàu ngầm lớp Varshavyanka, với công nghệ tàng hình tiên tiến hơn, và thời gian tham chiến dài hơn, là phiên bản nâng cấp của “người tiền nhiệm”, tàu ngầm lớp Kilo. Hải quân Mỹ gọi đây là tàu ngầm diesel-điện “lỗ đen” bởi tàu gần như không bị phát hiện mỗi khi trồi lên mặt nước nhờ công nghệ tàng hình vượt trội.

Một thông báo của cơ quan Công nghệ-Hải quân Nga hồi tháng 8 năm ngoái cho biết các tàu ngầm lớp Varshavyanka có thể hoạt động trong tầm xa 640km và có thể tuần tra trong 45 ngày. Tàu loại này có sức chứa 52 thủy thủ và được trang bị ống ngư lôi 533mm, tên lửa hành trình Kalibr 3M54, do Cục thiết kế Novator của Nga phát triển. Tốc độ tối đa của tàu ngầm là 20 hải lý và lặn sâu khoảng 300m.

Bên cạnh đó, nhà chế tạo tàu ngầm của Nga đã xác định rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng này, đã hoàn tất các chuyến đi thử nghiệm 100 ngày ngoài biển khơi vào tháng trước và sẽ chính thức được giao cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11 sắp tới. Một đoàn thủy thủ Việt Nam đã đến Nga để được huấn luyện ngay trên chiếc tàu này vào tháng 4 vừa qua.

Trung tuần tháng này, theo Đài Tiếng nói nước Nga, một chiếc tàu ngầm thứ hai cũng đã được hoàn tất và sẽ được đưa về Việt Nam qua ngả châu Phi.

Việt Nam dự định sẽ lần lượt đặt tên các tàu ngầm theo các tỉnh thành ven biển trong nước. Chiếc thứ nhất mang tên Hà Nội, chiếc thứ hai được gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Các chiếc tàu còn lại lần lượt mang tên Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sau một thời gian gặp chậm trễ trong việc giao chiếc tàu ngầm thứ nhất cho Việt Nam, từng được lên kế hoạch là vào cuối năm ngoái, hãng đóng tàu Admiralty của Nga có vẻ như đang tăng tốc thực hiện hợp đồng. Theo RIA Novosti, phía Nga lần này dự kiến sẽ giao chiếc tàu ngầm cuối cùng cho Việt Nam vào năm 2016.

Nếu thời điểm nói trên được tôn trọng, thì rõ ràng là tiến trình cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam đã được hoàn tất hai năm sớm hơn dự định. Khi ký kết hợp đồng vào năm 2009, thời điểm giao hàng đầy đủ từng được ấn định vào năm 2018, với chiếc đầu tiên được giao vào năm 2014.

Hãng AFP ngày 20/8 vừa qua dẫn nguồn Ria Novosti cho biết, Việt Nam cũng vừa đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Sukhoi SU-30MK2 để tăng cường cho lực lượng Không quân. Hợp đồng này được cho là sẽ nhanh chóng được hoàn tất, với phi cơ được giao ngay vào năm 2014 và 2015 trong hai đợt.

Theo Dân Trí

Nga sắp hạ thủy thêm 2 tàu ngầm sản xuất cho Việt Nam

Thông tin được đưa ra trong thời gian Mátxcơva gần đây đang nỗ lực thực hiện nhanh các hợp đồng cho Việt Nam.

Theo Ria Novosti, chiếc tàu ngầm sắp được hạ thủy trong tháng 8 này nằm trong số 6 tầu ngầm lớp Varshavyanka (Dự Án 636) mà hợp đồng đặt mua trị giá khoảng 2 tỷ USD đã được hai bên ký kết vào năm 2009, nhân chuyến công du vào lúc ấy của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Không chỉ thế, ngay sau chiếc tàu ngầm thứ ba vừa kể, nhà máy đóng tàu Nga còn cho biết là chiếc tàu ngầm thứ tư cũng sẽ được cho hạ thủy vào tháng 11 tới đây.

Ria Novosti cho hay, tàu ngầm lớp Varshavyanka, với công nghệ tàng hình tiên tiến hơn, và thời gian tham chiến dài hơn, là phiên bản nâng cấp của “người tiền nhiệm”, tàu ngầm lớp Kilo. Hải quân Mỹ gọi đây là tàu ngầm diesel-điện “lỗ đen” bởi tàu gần như không bị phát hiện mỗi khi trồi lên mặt nước nhờ công nghệ tàng hình vượt trội.

Một thông báo của cơ quan Công nghệ-Hải quân Nga hồi tháng 8 năm ngoái cho biết các tàu ngầm lớp Varshavyanka có thể hoạt động trong tầm xa 640km và có thể tuần tra trong 45 ngày. Tàu loại này có sức chứa 52 thủy thủ và được trang bị ống ngư lôi 533mm, tên lửa hành trình Kalibr 3M54, do Cục thiết kế Novator của Nga phát triển. Tốc độ tối đa của tàu ngầm là 20 hải lý và lặn sâu khoảng 300m.

Bên cạnh đó, nhà chế tạo tàu ngầm của Nga đã xác định rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng này, đã hoàn tất các chuyến đi thử nghiệm 100 ngày ngoài biển khơi vào tháng trước và sẽ chính thức được giao cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11 sắp tới. Một đoàn thủy thủ Việt Nam đã đến Nga để được huấn luyện ngay trên chiếc tàu này vào tháng 4 vừa qua.

Trung tuần tháng này, theo Đài Tiếng nói nước Nga, một chiếc tàu ngầm thứ hai cũng đã được hoàn tất và sẽ được đưa về Việt Nam qua ngả châu Phi.

Việt Nam dự định sẽ lần lượt đặt tên các tàu ngầm theo các tỉnh thành ven biển trong nước. Chiếc thứ nhất mang tên Hà Nội, chiếc thứ hai được gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Các chiếc tàu còn lại lần lượt mang tên Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sau một thời gian gặp chậm trễ trong việc giao chiếc tàu ngầm thứ nhất cho Việt Nam, từng được lên kế hoạch là vào cuối năm ngoái, hãng đóng tàu Admiralty của Nga có vẻ như đang tăng tốc thực hiện hợp đồng. Theo RIA Novosti, phía Nga lần này dự kiến sẽ giao chiếc tàu ngầm cuối cùng cho Việt Nam vào năm 2016.

Nếu thời điểm nói trên được tôn trọng, thì rõ ràng là tiến trình cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam đã được hoàn tất hai năm sớm hơn dự định. Khi ký kết hợp đồng vào năm 2009, thời điểm giao hàng đầy đủ từng được ấn định vào năm 2018, với chiếc đầu tiên được giao vào năm 2014.

Hãng AFP ngày 20/8 vừa qua dẫn nguồn Ria Novosti cho biết, Việt Nam cũng vừa đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Sukhoi SU-30MK2 để tăng cường cho lực lượng Không quân. Hợp đồng này được cho là sẽ nhanh chóng được hoàn tất, với phi cơ được giao ngay vào năm 2014 và 2015 trong hai đợt.

Theo Dân Trí

Posted at 16:31 |  by Unknown
© 2013 Tin Mới Nhanh. WP Theme-junkie converted by BloggerTheme9
back to top